Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII: Kết quả của quá trình lựa chọn kỹ lưỡng

Quy trình nhân sự lần này được tiến hành theo các bước chặt chẽ, kỹ lưỡng, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch. Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII có 3 độ tuổi (dưới 50; 50 - 60 và từ 61 tuổi trở lên).

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã chính thức công bố Ban Chấp hành khóa mới gồm 180 ủy viên Trung ương chính thức và 20 ủy viên Trung ương dự khuyết sau khi tiến hành bỏ phiếu bầu cử ngày 30/1. Theo danh sách này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và một số nhân sự khác là những “trường hợp đặc biệt” tái đắc cử.

Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII: Kết quả của quá trình lựa chọn kỹ lưỡng

Các đại biểu nghe công bố danh sách trúng cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Ngay sau khi danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII được công bố vào tối muộn ngày 30/1, dư luận đã bảy tỏ sự quan tâm đặc biệt đến những gương mặt trúng cử - đội ngũ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ cấp chiến lược của đất nước trong những năm tới.

Theo TS Phạm Huy Thông (Phó Viện trưởng Viện Trí Việt, Giám đốc Trung tâm Tôn giáo học), qua danh sách này, người dân hết sức phấn khởi vì thấy những người có tâm, có tài, có đức đều có tên trong danh sách. Đặc biệt những người dù tuổi cao vẫn được tín nhiệm bầu tái nhiệm như Tổng Bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Những người nhiệt huyết, xông xáo trong việc phòng chống dịch covid-19 rất ấn tượng, gây xúc động cho đồng bào cả nước như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng trúng cử. Bên cạnh đó, nhiều gương mặt mới, trẻ trung cũng lần đầu tiên được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII: Kết quả của quá trình lựa chọn kỹ lưỡng

TS Phạm Huy Thông.

“Hy vọng với dàn lãnh đạo mới, công việc điều hành đất nước nhiệm kỳ tới sẽ có bước đột phá mới trong việc đưa đất nước ta tiến nhanh tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” - TS Phạm Huy Thông nói.

Ông Phạm Huy Thông cũng hoan nghênh tinh thần làm việc khẩn trương của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng để đối phó với dịch covid-19 tái phát nên đã đẩy nhanh tiến độ làm việc lên sớm 1 ngày.

Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII: Kết quả của quá trình lựa chọn kỹ lưỡng

Ông Lê Nghiêm.

Ông Lê Nghiêm, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tái đắc cử vào Ban Chấp hành khóa XIII cho thấy Đại hội đánh giá cao năng lực thực tiễn, uy tín và kinh nghiệm công tác của đồng chí trước yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng trong tình hình hiện nay. Ban chấp hành Trung ương khóa XIII vừa có sự kế thừa, bảo đảm sự ổn định, đồng thời cũng có sự đổi mới và chuyển tiếp giữa các thế hệ. Ông Lê Nghiêm hy vọng các ủy viên Ban Chấp hành khóa mới sẽ thể hiện sự tâm huyết, đại diện cho ý chí, khát vọng của người Việt Nam, luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết.

Trong khi đó, nhà văn Nguyễn Văn Thọ đang sống tại Hà Nội bày tỏ: “Với tư cách một đảng viên 47 năm tuổi Đảng, nhà văn, cựu binh, tôi xin chúc mừng 200 đồng chí Ủy viên trung ương Đảng mà Đại hội Đảng XIII đã bầu ra, đặc biệt chúc mừng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - người chiến sĩ tiên phong của Đảng đứng đầu trong danh sách trúng cử” -

Theo đánh giá của các đại biểu dự Đại hội Đảng lần thứ XIII, quy trình nhân sự lần này được tiến hành theo các bước chặt chẽ, kỹ lưỡng, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch; đồng thời, được cụ thể hóa cho cả tái cử và lần đầu tham gia theo từng nhóm đối tượng, chức danh. Công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên, chặt chẽ và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, sự đoàn kết rất cao.

Trên cơ sở kết quả chuẩn bị nhân sự, tại các hội nghị Trung ương lần thứ 13, 14 và 15, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII đã xem xét thận trọng, kỹ lưỡng và thống nhất rất cao danh sách nhân sự đề cử trình Đại hội XIII của Đảng xem xét, bầu cử theo đúng quy định.

Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII: Kết quả của quá trình lựa chọn kỹ lưỡng

Đại biểu Lương Trọng Thành - Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa.

Đại biểu Lương Trọng Thành, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa cho biết, tiêu chí lựa chọn Ủy viên Trung ương khóa mới của ông là những người tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, uy tín và đặc biệt là tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, có khát vọng lớn về tinh thần cống hiến, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với những khó khăn, thách thức. Yếu tố rất quan trọng là lấy hiệu quả phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân làm thước đo.

Nhiều đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng kỳ vọng Ban Chấp hành Trung ương khóa mới thực sự là một tập thể đoàn kết, có ý chí và khát vọng đưa đất nước phát triển; thống nhất giữa ý chí và hành động, quyết tâm đưa Nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống. Một số đại biểu tin tưởng rằng, người dân sẽ đồng tình và ủng hộ lựa chọn của Đại hội, cũng như sẽ góp sức mình để cùng xây dựng đất nước.

Tại hội nghị Trung ương 12 (tháng 5/2020), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII cần có số lượng và cơ cấu hợp lý để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, có tính kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển; tăng cường số lượng Uỷ viên Trung ương ở các vị trí, địa bàn, lĩnh vực công tác trọng yếu; chú ý tăng thêm tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.

Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII có 3 độ tuổi (dưới 50; 50 - 60 và từ 61 tuổi trở lên). Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng.

Theo chương trình, ngày 31/1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII sẽ họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

Theo VOV

Đọc thêm

Yêu nước theo cách của Gen Z

Yêu nước theo cách của Gen Z

Thế hệ Gen Z – những người trẻ trong thời đại số đang viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng chính ngôn ngữ của mình, không ồn ào nhưng thấm sâu, không phô trương nhưng đầy chân thành.
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

V.I.Lê-nin yêu cầu phải kiên quyết tinh giảm bộ máy, cắt bỏ những bộ phận thừa theo nguyên tắc “thà ít mà tốt”. "Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta… chỉ có giảm bớt đến mức tối đa tất cả những cái không tuyệt đối cần thiết, chúng ta mới có thể đứng vững được”.
Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nhận định số lượng học sinh, sinh viên (HS-SV) được kết nạp Đảng chưa tương xứng với tiềm lực, Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh không ngừng thực hiện các giải pháp phát triển Đảng ở nhóm đối tượng này.
Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cả nước đang cùng lúc triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, đội ngũ cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở cần phát huy cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, tập trung hoàn thành cao nhất các kế hoạch, mục tiêu Hội nghị Trung ương 11 đã đề ra.
Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW).
Giữa tháng Tư lịch sử

Giữa tháng Tư lịch sử

Tháng Tư, từ nửa thiên niên kỷ nay, với người Việt, có thêm một tên gọi mới - tháng Tư lịch sử. Với người Hà Tĩnh - nơi từng bị chiến tranh tàn phá, tháng Tư cũng thật đặc biệt.
Chủ động công tác chuẩn bị, hướng tới tổ chức đại hội Đảng

Chủ động công tác chuẩn bị, hướng tới tổ chức đại hội Đảng

Sau thành lập, cùng với triển khai các nhiệm vụ được giao, Đảng ủy UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc đều chủ động chuẩn bị các nội dung, sẵn sàng điều kiện tổ chức đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025-2030 khi có chỉ đạo, hướng dẫn mới từ Trung ương và Tỉnh ủy.