Tại ngày hội, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã trao 33 phần quà cho 33 em học sinh dân tộc Chứt, đồng thời hướng dẫn cho bà con cách phân loại, xử lí rác thải tại hộ gia đình.
Thời gian tới, BĐBP Hà Tĩnh và các đơn vị sẽ tiếp tục kêu gọi nguồn lực để lan toả phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên hai tuyến biên giới.
Tết Chăm Cha Bới là Tết mừng cơm mới, diễn ra vào ngày 12/11 âm lịch hằng năm - sau khi mùa màng đã thu hoạch xong - là dịp bà con dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh sắm lễ vật cảm tạ đất trời.
“Đông ấm vùng cao” là chương trình do VPBank vùng 5 phối hợp với các đơn vị tài trợ nhằm đưa những món quà đến bà con bản Rào Tre nói riêng, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) nói chung.
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh cơ bản đã đồng hóa, sống xen ghép với người Kinh tại 8 thôn, bản thuộc 3 huyện miền núi là Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.
Việc trao tặng 2 ngôi nhà hạnh phúc nhằm động viên, hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Tĩnh vươn lên trong cuộc sống.
Hành tăm là cây trồng bản địa ở Hương Khê (Hà Tĩnh), có chất lượng cao. Nông dân địa phương đang kỳ vọng giống cây này sẽ là sản phẩm hàng hóa nhằm tăng thu nhập trong vụ đông.
Hồ Viết Đức là niềm tự hào của người Chứt ở bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) khi trở thành sinh viên đại học. Hành trang đến giảng đường của em mang theo cả ước mơ của đồng bào dưới chân núi Cà Đay.
Thời gian qua, sự nỗ lực của Bộ đội Biên phòng, cấp ủy chính quyền và các trường học đã giúp học sinh dân tộc Chứt (Hương Khê, Hà Tĩnh) hoà nhập và yên tâm học tập.
Tết Lấp lỗ của đồng bào dân tộc Chứt (Hương Khê, Hà Tĩnh) được tổ chức trong không khí vui tươi, mang nét đặc trưng riêng và tạo ấn tượng với đại biểu tham dự, du khách.
Đã hàng chục năm nay Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Tiến Khởi (SN 1972) - Phó Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và vợ là chị Trần Thị Hợi (SN 1983) - Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Gia luôn miệt mài lan tỏa và "thổi hồn" cho những ca khúc dân ca ví, giặm, những lời ca cổ...
Dù trong điều kiện nhiều khó khăn nhưng bằng tinh thần trách nhiệm, tình cảm, các đơn vị, tổ chức ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã nỗ lực kêu gọi nhiều phần quà ý nghĩa để bà con đồng bào dân tộc Chứt được đón tết ấm áp, nghĩa tình.
Tết Chăm Cha Bới (còn gọi là tết Cơm mới) của bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) được tổ chức vào ngày 12/11 âm lịch hằng năm, sau khi mùa màng đã thu hoạch xong.
Người Chứt (Hương Khê - Hà Tĩnh) tổ chức đón tết Chăm Cha Bới sau khi mùa màng đã thu hoạch xong để tạ ơn trời đất đã cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và chào đón mùa vụ mới.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đang ngày đêm âm thầm giúp đỡ, hỗ trợ, bảo vệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở trên tuyến biên giới Việt – Lào để góp phần bảo vệ biên giới.
Trong cái nắng của trung tuần tháng 8, tôi trở lại bản Rào Tre, xã Hương Liên (Hương Khê - Hà Tĩnh) nơi biên cương của Tổ quốc. Bản nằm tựa lưng vào sườn núi Cà Đay và quay mặt về phía thượng nguồn con sông Ngàn Sâu thơ mộng.
Các phần quà được hệ thống Trường Mầm non Trí Đức (TP Hà Tĩnh) trao cho điểm trường bản Rào Tre đã nhân lên niềm vui của học sinh dân tộc Chứt khi được học tại ngôi trường mới.
Cô, trò cùng bà con đồng bào dân tộc Chứt ở xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phấn khởi chào đón năm học mới bằng lễ khánh thành điểm Trường Mầm non bản Rào Tre.
Tết Lấp lỗ của bà con dân tộc Chứt (bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) gồm nhiều hoạt động ý nghĩa mang tính cộng đồng, nhộn nhịp theo nghi thức, nghi lễ truyền thống với các phần lễ và phần hội.
Tết Lấp lỗ được tổ chức với ý nghĩa “cắm lỗ, gieo hạt”, báo hiệu đã hoàn thành việc gieo trỉa trên nương rẫy, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình mạnh khỏe, no đủ - là ngày hội lớn của thanh niên và bà con dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh.
Anh Nguyễn Anh T. (phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) hỏi: vợ chồng tôi cưới nhau khi cô ấy chưa đủ 18 tuổi nên không thực hiện việc đăng ký kết hôn. Vậy, tảo hôn là gì, khi nào tảo hôn được công nhận vợ chồng?
Không chỉ thực hiện công tác cấp gạo cứu đói, các cấp ngành cũng nỗ lực hỗ trợ bà con dân tộc Chứt ở Hương Khê (Hà Tĩnh) phát triển sản xuất, hướng đến giảm nghèo bền vững.
Bước ra từ rừng già tăm tối, bà Hồ Nam là đảng viên người Chứt đầu tiên ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh). Dưới sự dìu dắt của mẹ, các con của bà cũng lần lượt trở thành những “hạt giống đỏ”, bước trước, đi đầu để mang ánh sáng của Đảng rọi soi nơi chân núi Giăng Màn...
Bằng sự năng nổ, tâm huyết, tận tụy, hết lòng với công việc, gương mẫu trong các phong trào của địa phương, anh Hồ Xuân Nam - Trưởng ban Công tác mặt trận bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) luôn được dân bản mến phục, tin yêu.
Nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6) và Tháng hành động vì trẻ em, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã trích ngân sách 37 triệu đồng để trao quà cho trẻ em dân tộc Chứt ở bản Rào Tre.
Đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) đang háo hức ra đồng trồng cỏ, gieo trỉa ngô sinh khối phục vụ “Dự án hỗ trợ bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre chăn nuôi bò nái sinh sản” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022.