(Baohatinh.vn) - “Đông ấm vùng cao” là chương trình do VPBank vùng 5 phối hợp với các đơn vị tài trợ nhằm đưa những món quà đến bà con bản Rào Tre nói riêng, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) nói chung.
Ngày 30/11, VPBank, ProSport, Bụi cà phê, Báo Hà Tĩnh và huyện Hương Khê tổ chức chương trình “Đông ấm vùng cao” tại xã Hương Liên, huyện Hương Khê với các hoạt động tặng quà, giao lưu nghệ thuật.
Chương trình “Đông ấm vùng cao” mang quà tặng đến với đồng bào dân tộc Chứt.
“Đông ấm vùng cao” là tên gọi của chương trình hoạt động từ thiện xã hội do VPBank vùng 5, phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức 10 năm nay tại nhiều địa phương như: Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Giang, Quảng Ninh, Bắc Giang…
Đoàn đến thăm và tặng quà Trường Mầm non Hương Liên.
Chương trình được tổ chức vào mùa đông tại các địa bàn miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với mong muốn mang đến cho bà con và các em học sinh những món quà có ý nghĩa thiết thực cùng với những tình cảm sẻ chia ấm áp của hàng trăm cán bộ VPBank ở các tỉnh, thành phố.
Trước đó, đoàn thiện nguyện cũng đến dâng hương tại Chứng tích tội ác chiến tranh trường cấp 2 Hương Phúc (xã Hương Trạch) và tham quan làng nghề chế tác trầm hương xã Phúc Trạch.
Mùa đông năm 2024, chương trình “Đông ấm vùng cao” được tổ chức tại xã Hương Liên - xã vùng cao, có 157 bà con đồng bào dân tộc Chứt đang sinh sống; đời sống người dân còn nhiều khó khăn.
Đại diện các nhà tài trợ, BTC chương trình "Đông ấm vùng cao" năm 2024 trao biểu trưng quà tặng trị giá 300 triệu đồng cho đại diện Phòng GD&ĐT huyện Hương Khê và xã Hương Liên. Các đơn vị tổ chức chương trình trao biểu trưng các thiết bị phục vụ dạy học và tổ chức ăn bán trú cho học sinh với tổng giá trị hơn 130 triệu đồng cho các trường: Mầm non Hương Liên, Tiểu học Hương Liên, THCS Hương Lâm.
Chương trình đã trao nhiều suất quà tặng với tổng giá trị 300 triệu đồng. Trong đó, hỗ trợ thiết bị trường học cho Trường Mầm non Hương Liên, Trường Tiểu học Hương Liên, Trường THCS Hương Lâm trị giá hơn 130 triệu đồng; hỗ trợ bữa ăn bán trú cho Trường Mầm non Hương Liên trị giá 50 triệu đồng; hỗ trợ chăn ấm, các vật phẩm phục vụ sinh hoạt cho toàn bộ người dân bản Rào Tre trị giá gần 100 triệu đồng và trao 10 suất quà tặng cho những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Hương Liên trị giá 20 triệu đồng.
Các nhà tài trợ trao biểu trưng 50 bộ chăn, màn, gối và các vật dụng phục vụ đời sống, tổng giá trị quà tặng gần 100 triệu đồng cho đại diện bản Rào Tre; trao hỗ trợ 10 suất quà cho những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã Hương Liên.
Trong tối 30/11, với sự tài trợ từ Bụi cà phê (thành phố Hà Tĩnh), bà con nhân dân địa phương cũng được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào xuân với sự tham gia của ca sỹ Phạm Trưởng, Cáp Anh Tài, Trần Hữu Kiên; ca sỹ dân gian Minh Zô, cô bé tài năng dân ca ví giặm Gia Hân và các nghệ sỹ Trung tâm Nghệ thuật Lamita Hà Tĩnh… Cùng đó là những tiết mục sôi động, dễ thương của các em Trường Mầm non và Trường Tiểu học Hương Liên.
Các em học sinh và người dân xã Hương Liên hào hứng tham gia trò chơi, đón nhận nhiều phần quà ý nghĩa tại chương trình. Các em học sinh Trường Mầm non và Trường Tiểu học Hương Liên tham gia múa sạp. Bà Hồ Thị Lĩnh (65 tuổi, dân tộc Chứt): “Bà con đến đây từ chiều, ai cũng háo hức mong chờ chương trình văn nghệ, chúng tôi rất vui và mong sẽ có thêm nhiều chương trình như thế này về với xã Hương Liên”. Cô bé tài năng dân ca ví giặm Gia Hân cùng tốp múa Trường Tiểu học Ngọc Sơn, Thạch Hà với tiết mục dân ca ví, giặm Ngã ba Đồng Lộc. Đây là tiết mục vừa giành giải nhì cuộc thi tìm kiếm tài năng dân ca ví, giặm do Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh, Sở VH-TT&DL phối hợp tổ chức. Tiết mục dân ca ví. giặm Mời trầu của ca sỹ Minh Zô. Ca sỹ Trần Hữu Kiên khuấy động sân khấu với chất giọng opera nội lực.
Ca sỹ Cáp Anh Tài thể hiện liên khúc nhạc dân ca, nhạc xuân. Ca sỹ Phạm Trưởng "cháy" hết mình với khán giả Hương Khê.
Là thương binh tham gia chống Pháp và chống Mỹ, trở về với đời thường, ông Trương Chỏng (xã Vũ Quang, Hà Tĩnh) cứ quay quắt với bệnh tật. Vợ ông cũng tai nạn, bệnh tật, đau ốm liên miên...
Nhóm thợ thuộc salon 5 Barbers mỗi tuần đều đặn đến cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Việc làm này đã góp phần động viên tinh thần để nhiều người yên tâm điều trị.
Tình trạng chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh trên tuyến Nguyễn Tuấn Thiện, xã Hương Sơn (Hà Tĩnh) diễn ra nhiều năm nhưng thiếu biện pháp xử lý dứt điểm khiến vi phạm tái diễn.
Hà Tĩnh đã sắp xếp, sáp nhập 209 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 69 đơn vị. Nhiều tên xã cũ không còn hiệu lực hành chính, nhưng biển tên vẫn chưa được tháo gỡ.
Nhiều hộ dân ở tuyến đường Nguyễn Phan Chánh, phường Thành Sen, tỉnh Hà Tĩnh ngang nhiên biến không gian chung thành không gian riêng, gây ô nhiễm môi trường, làm nhếch nhác mỹ quan đô thị.
Hơn 1 tháng qua, hệ thống chiếu sáng tại Quốc lộ 1 đoạn qua xã Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) ngừng hoạt động gây trở ngại cho người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Đường cũ bị thu hồi để thi công cao tốc Bắc - Nam, đường hoàn trả chưa hoàn thành, khiến người dân xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp nhiều khó khăn khi vào khu sản xuất.
Tại xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), nhiều hộ dân tận dụng mặt đường giao thông để phơi ruốc, gây tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không kịp thời được đầu tư, nâng cấp hạ tầng sau khi thực hiện chủ trương chuyển đổi khiến chợ Huyện (xã Bình An, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) ngày càng xuống cấp, nhếch nhác.
Tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) một số thôn tự ý bán đất, cho thuê đất để lấy kinh phí xây dựng NTM. Hệ lụy là những người mua đất của thôn có nguy cơ tiền mất, đất cũng không còn.
Mất mẹ khi còn nhỏ, hơn chục năm qua, bố là chỗ dựa tinh thần lớn nhất với Bùi Thị Khánh Linh (xã Hồng Lộc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) nhưng nỗi đau chồng nỗi đau khi bố em cũng vừa ra đi.
Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Nghỉ hè là dịp trẻ dành nhiều thời gian vui chơi tại nhà hoặc ở khu vực công cộng. Tuy nhiên, trên địa bàn Hà Tĩnh đã ghi nhận nhiều vụ tai nạn thương tích với trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp để lại hậu quả lâu dài hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Dự án Khu khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng Lộc Hà được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận đầu tư năm 2017 với nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, dù chủ đầu tư đã xin gia hạn tiến độ nhưng đến thời điểm này, công trình vẫn đang “đắp chiếu”, gây lãng phí quỹ đất và bức xúc dư luận.
33 chiếc xe đạp trị giá 50 triệu đồng được trao tặng góp phần chia sẻ khó khăn, tiếp sức cho trẻ em nghèo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trong quá trình học tập, rèn luyện.
Xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi các công trình dân sinh trên địa bàn xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Khoảng 10.000 cán bộ nhân viên Vingroup và các tình nguyện viên đã đồng loạt ra quân làm sạch nhiều khu vực bờ biển, cửa sông và khu vực ven biển tại 28 tỉnh, thành phố. Sau hơn một tiếng ra quân, tổng diện tích làm sạch ước tính hơn 17,4 ha và gần 72 tấn rác thải đã được thu gom.
Một số tuyến đường thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân tự ý lắp các barie, rào chắn với lý do bảo vệ đường. Nhiều người băn khoăn, liệu đây có phải là hành vi đúng pháp luật?
Gia đình em Đào Đặng Thùy Vân, quận I (TP Hồ Chí Minh) đã trao tặng 50 triệu đồng cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TX Hồng Lĩnh và Chương trình Vòng tay nhân ái - Báo Hà Tĩnh.
Trong ngôi nhà nhỏ cũ kỹ ở xã Thạch Hội, TP Hà Tĩnh, người mẹ 85 tuổi ngồi thẫn thờ một mình. Sau nhiều năm chăm sóc người con thứ bị bệnh tâm thần, bà cũng đổ bệnh, nhớ nhớ quên quên.
Hàng loạt máy móc, thiết bị khai thác đá trên địa bàn TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bị bỏ lại ngổn ngang gây lãng phí tài nguyên, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Nhân Tháng Thiếu nhi, Mộc Châu Milk phối hợp với Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ em mồ côi huyện Yên Châu (Sơn La) mang yêu thương đến hơn 1.000 trẻ em khuyết tật và mồ côi.
Cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là cảng cá cấp II tiếp nhận tàu công suất đến 400 CV nhưng bất cập hiện nay là luồng lạch bị bồi lắng khiến tàu thuyền vào ra rất khó khăn.
Tình trạng mua bán, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định của người dân trước cổng chợ Trổ Thạch Đài (xã Thạch Đài, TP Hà Tĩnh) dẫn đến mất an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.