Đồng bào dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh vui tết Chăm Cha Bới

(Baohatinh.vn) - Tết Chăm Cha Bới là Tết mừng cơm mới, diễn ra vào ngày 12/11 âm lịch hằng năm - sau khi mùa màng đã thu hoạch xong - là dịp bà con dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh sắm lễ vật cảm tạ đất trời.

Sáng 12/12, tại nhà văn hóa cộng đồng bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Đồn Biên phòng Bản Giàng 2, UBND xã Hương Liên và Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức chương trình vui Tết Chăm Cha Bới cho bà con dân tộc Chứt.

bqbht_br_5.jpg
Tết Chăm Cha Bới của đồng bào dân tộc Chứt diễn ra vào ngày 12/11 (âm lịch) hằng năm. Theo bà con dân tộc Chứt, đây là Tết mừng cơm mới, thường diễn ra sau khi mùa màng đã thu hoạch xong, là dịp bà con dân bản sắm lễ vật cảm tạ đất trời đã cho họ một mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, sức khỏe dồi dào.
bqbht_br_4.jpg
Tại buổi lễ, bà con đã thực hiện nghi thức cúng bìa rừng của người dân tộc Chứt. Sau lễ cúng, bà con được đón xem các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc của dân tộc do các em học sinh và cô giáo Trường Tiểu Học Hương Liên biểu diễn.
bqbht_br_1-7479.jpg
Tại chương trình, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã trao 45 phần quà bao gồm 10 kg gạo và một số nhu yếu phẩm cho 45 hộ đồng bào dân tộc Chứt; huyện Hương Khê và xã Hương Liên trao các phần quà gồm thịt lợn, cá chép cho bà con dân bản.
bqbht_br_3-769.jpg
Dân tộc Chứt ở bản Rào Tre hiện có 45 hộ, 156 nhân khẩu. Những năm qua, cùng với chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân tộc Chứt, việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Tĩnh hết sức quan tâm.
bqbht_br_6.jpg
Cùng với Tết Chăm Cha Bới, các ngày lễ khác như Tết Lấp lỗ ngày càng được tổ chức quy mô, bài bản hơn. Qua đó, góp phần gìn giữ, lưu truyền, phát huy cho thế hệ mai sau những phong tục, tập quán tốt đẹp về văn hóa dân gian, nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Chứt tại bản Rào Tre.

Chủ đề ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

Đọc thêm

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Nỗi nhớ bỗng thắt chặt ngực tôi lúc này khi chợt nhận ra, đã bao nhiêu năm mình lỗi hẹn, đã bao nhiêu cái Tết cứ vội vã trở về để rồi lại vội vã đi...
CNN lan tỏa vẻ đẹp du lịch Việt Nam ra thế giới

CNN lan tỏa vẻ đẹp du lịch Việt Nam ra thế giới

Video clip về hình ảnh du lịch Việt Nam được phát sóng trên kênh truyền hình và các nền tảng kỹ thuật số của CNN. Chỉ gói gọn trong 30 giây song video đã vẽ nên một bức tranh sống động và lôi cuốn về mảnh đất hình chữ "S" xinh đẹp, chạm đến trái tim của khán giả và du khách.
Xem trận địa pháo hoa mừng ngày lễ trọng ở Hà Tĩnh

Xem trận địa pháo hoa mừng ngày lễ trọng ở Hà Tĩnh

500 quả pháo hoa tầm cao và 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã sẵn sàng khai hỏa vào tối nay (27/12) tại Quảng trường Thành Sen (TP Hà Tĩnh) sau khi kết thúc Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Ngọn đuốc nhân văn của văn hóa nhân loại

Ngọn đuốc nhân văn của văn hóa nhân loại

Trong dòng chảy lịch sử văn hóa Việt Nam, Đại thi hào Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) hiện lên như một ngọn đuốc sáng rọi, vượt lên cả thời gian và biên giới, điểm tô cho văn hóa nhân loại bằng sự nghiệp văn chương bất hủ và những di sản chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc.