"Bánh Bèo phiêu lưu ký": Đời sẽ vui hơn khi ta có bạn đường

Cuốn sách mang thông điệp mạnh mẽ của một cô gái trẻ muốn vươn mình chạm tới những miền đất xa xôi.

banh beo phieu luu ky doi se vui hon khi ta co ban duong

Cuốn sách Bánh bèo phiêu lưu ký.

Thoát khỏi những chuyện tình văn chương quen thuộc, Bánh bèo phiêu lưu ký là một tác phẩm hoàn toàn khác lạ so với sự nghiệp văn chương trước đây Ploy Ngọc Bích từng theo đuổi. Một hành trình mang theo tâm tình cô gái nhỏ đang đứng chơi vơi giữa ngưỡng cửa rộng lớn của thế giới.

Với tác giả Ploy, không phải đi để theo số đông, cũng không theo phong trào đang nở rộ. Cô đi để tìm thấy chính mình như những mảnh đất từng đặt chân qua, hòa chung một nhịp đập với dòng chảy cuộc sống nơi xứ người.

Giống nhà thơ Chế Lan Viên đã từng để lại câu thơ: “Khi ta ở, chi là nơi đất ở - Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”, Ploy Ngọc Bích cũng vậy, những chuyến đi xa bỗng chốc thêu dệt thành một chuyện đời.

banh beo phieu luu ky doi se vui hon khi ta co ban duong

Ploy Ngọc Bích là một trong những tác giả trẻ được nhiều độc giả biết đến qua những tác phẩm như Trái đất tròn không gì là không thể, Con gái phải mạnh mẽ... và nhiều truyện ngắn từng được đăng báo.

Cuốn sách như một tấm bản đồ thu nhỏ được thể hiện bằng ngôn từ. Ploy Ngọc Bích tuy trẻ nhưng các đất nước cô từng ghé thăm đã không dưới 20. Từ Đông sang Tay, từ Á sang Âu, dọc ngang đều đã có nhưng vui nhất là những chuyến đi có tri kỷ bầu bạn.

Sẽ là một nỗi cô đơn và phí phạm khủng khiếp nếu chúng ta chỉ thưởng hoa ngắm cảnh lẻ bóng một mình; bởi vậy cuốn sách mang theo một thông điệp nhỏ, dịu dàng như tiếng lòng của cô gái: “Hãy nắm tay ai đó và bay đi”

16 địa danh là 16 câu chuyện và những lần trải nghiệm khác nhau gắn liền với một giai đoạn quan trọng của cuộc đời Ploy Ngọc Bích. Dù cô viết về chủ đề du lịch nhưng ẩn trong mỗi chuyến đi vẫn rất khéo được tác giả đan cài những chuyện tình tâm đắc.

Từ Praha với những bóng ma ngày đêm ai oán không ngủ vì si tình cho đến bến Thượng Hải xa hoa, tráng lệ, sống cùng đêm hội sáng đèn được điểm xuyết dịu ngọt bởi cảnh tình cảm của một cặp vợ chồng tuổi đã xế bóng. Những kiếp người nơi Hương cảng sống như lân tinh và chết đi như hồ điệp.

Lối miêu tả chân thật, rất đời thường giản dị khiến người đọc cảm thấy gần gũi, như chính mình đang được Ploy dẫn đi, được nghe Ploy kể chuyện. Một bối cảnh tươi vui rực rỡ của cô gái đang tràn ngập sức sống của xuân xanh không một sợi buồn vưỡng vãi.

Văn chương phản ánh tâm hồn và Ploy là một thiếu nữ với một tính cách đỏng đảnh, khó tính, khó chiều hệt như những gì cô viết. Cách miêu tả, sử dụng câu chữ về những món đặc sản từng vùng miền như dậy mùi hương, đánh thức vị giác độc giả qua một trang sách được lật.

Đôi lúc cô cảm thấy cuộc sống chỉ giản đơn là bình lặng bên tách cà phê thơm phức với một bánh sừng bò ngon lành, và cứ thế ngồi một góc an yên, cảm nhận vạn vật luân chuyển.

Đôi khi lại nhướng mày khó chịu khi nhìn thấy những khu nhà ngoại ô cáu bẩn, hố nước loang lổ thành vũng, nhếch nhác như vùng trũng văn hóa của các nước đang nhảy cóc phát triển. Hẳn Ploy Ngọc Bích là một người rất sành ăn, đam mê ăn uống còn hơn một thú vui thông thường.

Cô luôn tâm đắc việc du ngoạn phải có ai đó đi cùng. Những người bạn đồng hành của Ploy cũng toàn những trăm năm tri kỷ, đôi khi là cả chính người thân.

Ở một đất nước xa lạ, tiếp xúc với những người xa lạ, không nói tiếng mẹ đẻ, tinh thần lại sảng khoái thì chắc chắn khi ấy ta sẽ hành xử khác với chính mình lúc ở nhà. Đơn giản như việc tìm một mảnh ghép còn khuyết trong chính cuộc đời của mình.

Một điểm sáng nữa ở cuốn sách tưởng chừng “bánh bèo” này đó là việc cung cấp cho độc giả một khối lượng thông tin, kiến thức kha khá. Đừng để cái tên bên ngoài đánh lừa bạn, thông tin bên trong cuốn sách đã khơi mở nhiều khía cạnh mới, khỏa lấp được nỗi niềm, sự tò mò của người đọc.

Tại sao Chiang Mai lại được gọi với cái tên Đóa hồng phương Bắc? Tại sao Yangon lại có thể chuyển mình phát triển kỳ tích chỉ trong vỏn vẹn sáu tháng trời? Tại sao Cannes lại được ví von là một người phụ nữ “hai mặt” khó hiểu? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được tác giả giải đáp, phân tích theo cái nhìn riêng, quan điểm của chính bản thân.

Bánh bèo phiêu lưu ký đánh dấu một sự thay đổi trong sự nghiệp văn chương của Ploy. Tác phẩm được hoàn thiện, chính chắn và sắc sảo hơn thế chỗ cho những yêu đương ngây ngô vụng dại ngày nào.

Sau tất cả, Ploy truyền cảm hứng cho những con người thích khám phá và chinh phục. Cuốn sách không chỉ dừng lại ở việc bạn đi thế nào, đi bao lâu mà là bạn đã thấy gì, trải nghiệm được gì và tìm thấy gì trong chính bản thân bạn.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Năm Tỵ nói chuyện rắn

Năm Tỵ nói chuyện rắn

Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcas tản văn: Xuân quê hương

Podcas tản văn: Xuân quê hương

Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Mùa vui nay đã về

Mùa vui nay đã về

Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.