Báo động lạm dụng trẻ em trong ngành công nghiệp thuốc lá Indonesia

(Baohatinh.vn) - Lao động trẻ em được đưa vào làm việc trong các đồn điền thuốc lá ở Indonesia đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe - Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) ngày 25/5 cảnh báo.

bao dong lam dung tre em trong nganh cong nghiep thuoc la indonesia

Một bé trai 12 tuổi đang thu hoạch lá cây thuốc lá ở Indonesia. (Ảnh: Channel 4)

Mặc dù luật pháp Indonesia cấm sử dụng lao động trẻ em trong các ngành công nghiệp độc hại, một số nhóm nhân quyền ghi nhận hàng chục trường hợp trẻ vị thành niên ở Indonesia, trong đó có những em mới chỉ 8 tuổi, có các triệu chứng bất thường như chóng mặt, buồn nôn và ói mửa sau khi xử lý thuốc lá nguyên liệu có lẫn thuốc trừ sâu bằng tay không.

bao dong lam dung tre em trong nganh cong nghiep thuoc la indonesia

Có hàng nghìn trẻ em đang làm việc trong các đồn điền thuốc lá ở Indonesia. (Ảnh: HRW)

bao dong lam dung tre em trong nganh cong nghiep thuoc la indonesia
bao dong lam dung tre em trong nganh cong nghiep thuoc la indonesia

Lao động trẻ em ở Indonesia có nguy cơ nhiễm độc nicotine do tiếp xúc với lá cây thuốc lá bằng tay không. (Ảnh: HRW)

Trang tin Dunya News cho biết, phần lớn lá cây thuốc lá được thu hoạch từ khoảng 500.000 đồn điền trên khắp Indonesia sẽ được sản xuất, phân phối và tiêu thụ ngay tại thị trường trong nước. Indonesia cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới hiện nay.

Một phần tư số lượng thuốc lá thành phẩm sẽ được xuất khẩu và bán ra nước ngoài bởi những công ty đa quốc gia khổng lồ trong ngành công nghiệp này ở Indonesia - Bà Jo Becker, Giám đốc vận động về quyền trẻ em của HRW, nói với AFP.

“Khi một người hút thuốc lá châm một điếu Dunhill, Lucky Strike hoặc một vài loại thuốc khác ở châu Âu hay Mỹ, rất có thể họ đang cầm trên tay một điếu thuốc lá được làm ra bởi những lao động trẻ em ở Indonesia”, bà Becker nói thêm.

Nhiều lao động trẻ em báo cáo có các biểu hiện chóng mặt, buồn nôn và ói mửa sau một ngày làm việc trên những cánh đồng thuốc lá. Theo báo cáo của HRW, đây có thể là những triệu chứng của căn bệnh thuốc lá xanh (Green Tobacco Sickness - GTS), xảy ra khi chất nicotine ngấm qua da do tiếp xúc với lá cây thuốc lá, đặc biệt là với những lá thuốc ẩm ướt.

bao dong lam dung tre em trong nganh cong nghiep thuoc la indonesia

Nhiều lao động trẻ em đang làm việc trong ngành công nghiệp thuốc lá của Indonesia nói rằng các em thường xuyên bị buồn nôn, đau đầu, chóng mặt và ói mửa sau một ngày làm việc trên những cánh đồng thuốc lá. (Ảnh: HRW) 

Chất nicotine có thể dễ dàng hấp thụ qua da trong quá trình thu hoạch và đặc biệt có hại cho trẻ em, bà Berker nói thêm.

Thực thi pháp luật gặp khó khăn

Chính phủ Indonesia đang được vận động ban bố một lệnh cấm trẻ em dưới 18 tuổi làm việc ở những đồn điền thuốc lá. Tiêu chuẩn độ tuổi lao động tối thiểu là 15, tuy nhiên Ủy ban bảo vệ trẻ em Indonesia (KPAI) thừa nhận, việc thực thi pháp luật ở quốc gia này đang gặp không ít khó khăn.

bao dong lam dung tre em trong nganh cong nghiep thuoc la indonesia

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, hơn 1,5 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 10-17 đang làm việc trong ngành nông nghiệp ở Indonesia. (Ảnh: HRW)

“Đáng tiếc là những quy định này không được thực hiện đúng ở các khu vực đồn điền thuốc lá” - Bà Erlinda, một quan chức cao cấp của KPAI nói với AFP. Nhiều người Indonesia đến làm việc ở những đồn điền kiểu này chỉ cần 1 cái tên là đủ.

Không một công ty lớn nào đang thu mua thuốc lá ở Indonesia có chính sách “đủ để đảm bảo rằng trẻ em sẽ được bảo vệ”, HRW viết trong bản báo cáo.

Thuốc lá được thu mua, hoặc là trực tiếp từ nhà cung cấp, hoặc là thông qua các thị trường mở - đây là thị trường thiếu sự minh bạch về thông tin, gây nên không ít khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn gốc thực sự của sản phẩm.

bao dong lam dung tre em trong nganh cong nghiep thuoc la indonesia

Chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp thuốc lá ở Indonesia

bao dong lam dung tre em trong nganh cong nghiep thuoc la indonesia

Các công ty thuốc lá trong nước và quốc tế ở Indonesia đang được kêu gọi để ngăn chặn tình trạng sử dụng lao động trẻ em trong ngành công nghiệp này. (Ảnh: HRW)

Philip Morris International, tập đoàn sở hữu công ty sản xuất thuốc lá khổng lồ Sampoerna của Indonesia, trong những năm gần đây đã chuyển hướng sang tìm kiếm nguồn cung ứng thuốc lá trực tiếp. Điều này phần nào cho phép tập đoàn này giải quyết được vấn nạn sử dụng lao động trẻ em ở các trang trại, tuy vẫn chưa thể loại trừ được hoàn toàn.

British American Tobacco (BAT), tập đoàn sở hữu công ty con của một loạt thương hiệu thuốc lá nổi tiếng như Bentoel, Lucky Strike và Dunhill ở Indonesia, cho biết, tập đoàn này không sử dụng lao động trẻ em ở bất kỳ cơ sở nào trên thế giới, đồng thời cảnh báo các nhà cung cấp của BAT cần ngăn chặn việc làm này. Bên cạnh đó, 3 công ty thuốc lá lớn nhất Indonesia là Djarum, Gudang Garam và Wismilak vẫn chưa đưa ra bất kỳ nhận xét gì về vấn đề trên.

(Theo Dunya News)

Đọc thêm

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.