Báo Mỹ chỉ 5 vũ khí giúp Nga thống trị Bắc Cực

Những vũ khí mang lại lợi thế cho Nga đã được chuyên gia quân sự Mỹ Robert Farley nêu tên. Trong đó, vũ khí đầu tiên được nói đến chính là tàu phá băng.

Hiện nay Nga đang sở hữu hạm đội tàu phá băng lớn nhất và tối tân nhất thế giới với khoảng trên 40 tàu, và hiện là nước duy nhất trên thế giới vận hành đội tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Báo Mỹ chỉ 5 vũ khí giúp Nga thống trị Bắc Cực

Lực lượng Spetsnaz của Nga.

Đến 2035, nước này sẽ sở hữu ít nhất 9 tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây là một phần nỗ lực chiếm ưu thế tuyệt đối của Nga ở Bắc Cực. Ngoài ra, Nga còn đang bắt tay vào đóng 4 tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân, gồm tàu Sibir, Ural, Yakutia và Chukhotka.

Tàu phá băng Sibir dự kiến sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay, trong khi những con tàu khác dự kiến sẽ tham gia vào hạm đội của Rosatom ở Murmansk vào năm 2022, 2024 và 2026. Sibir sẽ là một phiên bản cải tiến so với tàu tiền nhiệm Arktika.

Hồi cuối năm 2020, siêu tàu phá băng hạt nhân mạnh nhất thế giới của Nga, tàu NS Arktika đã thực hiện hành trình đầu tiên kéo dài 2 tuần tới Bắc Cực. Tàu NS Arktika có chiều dài 173 mét, cao 15 mét, lượng giãn nước hơn 33.500 tấn, có thể phá tan lớp băng dày 3 mét trên mặt biển.

Tàu được thiết kế năm 2009, khởi đóng từ năm 2016, hạ thủy cuối năm 2019 và là tàu đầu tiên trong thế hệ tàu phá băng mới thuộc Dự án 22220 của Nga. Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân RITM-200, mỗi lò có công suất 175 megawatt.

Ngoài tàu NS Arktika, sẽ có 2 tàu phá băng hạt nhân nữa thuộc Dự án 22220, là tàu lớp Leader, được đưa vào hoạt động trong những năm tới. Trong khi tàu Arktika có khả năng phá vỡ lớp băng dày 3 mét, các tàu phá băng lớp Leader mới sẽ có thể cắt qua lớp băng dày 4,3 mét, cũng như ở trên biển trong 8 tháng mà không cần vào cảng.

Kích thước của tàu phá băng lớp Leader cũng rất ấn tượng, với chiều dài hơn 210 mét, cao 47 mét.

Vũ khí tiếp theo được chuyên gia Mỹ nêu tên chính là tàu ngầm hạt nhân Akula. Đây là lớp tàu được đánh giá là “con quái vật” mang theo kho vũ khí khổng lồ giúp Nga răn đe đối thủ.

Loại vũ khí thứ 3 giúp Nga chiếm lợi thế tại Bắc Cực chính là tiêm kích MiG-31. Đây là dòng chiến đấu cơ có tốc độ nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại khi có thể đạt vận tốc cực đại gần 3 Mach.

Máy bay có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ từ đánh chặn, tấn công mặt đất và đối hải. Để hoàn thành những nhiệm vụ đó, MiG-31 mang theo số lượng bom đạn lên tới gần 9 tấn. Đặc biệt trong đó có cả tên lửa siêu thanh Kinzhal.

Theo chuyên gia Mỹ, bảo bối tiếp theo giúp Nga duy trì thế mạnh tại Bắc Cực trước các đối thủ chính là máy bay tầm xa Tu-95. Đây là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất và lâu đời nhất vẫn còn hoạt động.

Máy bay có tầm hoạt động trên 10.000km mà không cần tiếp nhiên liệu, trọng lượng vũ khí tối đa máy bay này có thể mang theo lên tới trên 20 tấn các loại.

Vũ khí nguy hiểm nhất hiện tại của Tu-95 theo đánh giá của chuyên gia Mỹ chính là tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 và Kh-102. Cả 2 loại tên lửa này đều có tầm bắn đạt trên 5.000km.

Với tầm bay siêu xa của Tu-95 kết hợp với cặp tên lửa tối tân này, Không quân Nga tại Bắc Cực đang sở hữu cặp vũ khí được đánh giá là không có đối thủ.

Và vũ khí cuối cùng mang đến thế mạnh cho Nga tại Bắc Cực theo đánh giá của chuyên gia Mỹ chính là các lực lượng đặc biệt được đào tạo chuyên tác chiến ở nơi có điều kiện khắc nghiệt này.

Trong đó, Robert Farley chú ý đặc biệt đến Lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz. Lực lượng Spetsnaz được thành lập ngày 24/10/1950, theo chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái Aleksandr Vasilievsky.

Sau khi thành lập được 7 tháng, đã có 46 đại đội Spetsnaz với tổng quân số hơn 5.500 lính tinh nhuệ. Tất cả lực lượng này được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của Tổng cục Tình báo Bộ Tổng Tham mưu (viết tắt theo tiếng Nga – GRU).

Lực lượng này được giao thực hiện các nhiệm vụ chính là tổ chức và tiến hành trinh sát, phát hiện và phá hoại các cơ sở quan trọng ở hậu phương địch, tiêu hủy các phương tiện tấn công hạt nhân và các cơ sở quan trọng khác, tổ chức và huấn luyện các đội du kích hoặc quân nổi dậy ở vùng hậu phương địch, tìm kiếm và tiễu trừ biệt kích đối phương và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.

Dù xếp thứ 5 trong 5 vũ khí đặc biệt của nga tại Bắc Cực nhưng chuyên gia Robert Farley cho rằng, khả năng tác chiến của Spetsnaz khiến đối thủ khiếp sợ nhất.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.