“Bao Thanh Thiên” Kim Siêu Quần lánh đời ở tuổi xế chiều

Vì gặp nhiều vấn đề sức khỏe, Kim Siêu Quần hạn chế ra ngoài, gặp gỡ mọi người. Đồng nghiệp hiếm hoi được “Bao Thanh Thiên” đón tiếp là “Công Tôn Sách” Phạm Hồng Hiên.

Ngày 3/6, QQ đưa tin nhà sản xuất Dương Siêu Hồng tiết lộ về tình hình của nam diễn viên Kim Siêu Quần - người đóng vai Bao Thanh Thiên trong bản phim kinh điển cùng tên trên màn ảnh Trung Quốc.

Sau ca phẫu thuật u não vào năm 2017, Kim Siêu Quần sống kín đáo, chủ yếu ở nhà an dưỡng tuổi già với bà xã Trần Kỳ. Ông không gặp gỡ, giao tiếp với ai, kể cả đồng nghiệp thân thiết trong showbiz trước đây.

Dương Siêu Hồng nhiều lần tìm gặp Kim Siêu Quần để bày tỏ mong mỏi về cuộc hội ngộ công khai của ông với “Công Tôn Sách” Phạm Hồng Hiên, “Triển Chiêu” Hà Gia Kính nhưng đều bị khước từ.

“Người trong giới còn không gặp được anh ấy nói gì đến truyền thông. Tôi muốn hỏi thăm, biết gì về tình trạng của Kim Siêu Quần đều phải thông qua Phạm Hồng Hiên. Thi thoảng”Công Tôn Sách“vẫn đến đàm đạo cùng”Bao Thanh Thiên“. Phạm Hồng Hiên là đồng nghiệp hiếm hoi được anh ấy cho phép vào nhà”, Dương Siêu Hồng cho biết.

“Bao Thanh Thiên” Kim Siêu Quần lánh đời ở tuổi xế chiều

Đồng nghiệp trong giới chia sẻ hiện rất khó gặp mặt Kim Siêu Quần. Ảnh: Sina.

Lần gần nhất Kim Siêu Quần xuất hiện trước truyền thông là vào năm 2020, tại lễ tang đạo diễn quá cố Trịnh Thiếu Phong ở Đài Bắc (Đài Loan). Lúc bấy giờ, nam diễn viên đi lại khó khăn, chậm chạp và phải chống gậy. Chia sẻ với ETtoday, Kim Siêu Quần cho biết sức khỏe đã sa sút, gắng gượng ra ngoài để đưa tiễn người bạn thân thiết.

Ở tuổi 72, tài tử đối mặt với nhiều bệnh tật. Ông mắc chứng ngưng thở khi ngủ, cao huyết áp, rối loạn đường huyết, béo phì. Ngoài ra, năm 2017, nam diễn viên phải phẫu thuật cắt bỏ khối u trong não.

Sinh năm 1951, Kim Siêu Quần nổi tiếng nhờ Bao Thanh Thiên do Đài Loan sản xuất. Từ bản phim phát sóng năm 1993, ông trở thành tượng đài trên màn ảnh nhờ vai vị quan thanh liêm, cương nghị và chính trực. Danh tiếng của vai Bao Chửng đem về cho tài tử nhiều lời mời đóng phim từ các đài truyền hình Hong Kong như TVB, ATV.

Theo chia sẻ của Kim Siêu Quần, ông đầu tư hết tâm sức để hoàn thành tốt vai diễn, thậm chí chấp nhận hy sinh sức khỏe. “Năm xưa tôi cố béo để vào vai Bao Công. Sau này, vì béo mà mắc nhiều bệnh, cũng không giảm được cân”, ông chia sẻ.

Theo truyền thông Trung Quốc, sau hơn chục năm sống và làm việc ở Đại lục, vài năm trở lại đây, sao nam gạo cội đã về quê nhà Đài Loan cùng vợ. Bà xã ông là nữ diễn viên đảm nhận vai Bàng Phi, con gái Thái sư Bàng Các trong phim - Trần Kỳ. Họ không có con cái.

Theo Zing

Đọc thêm

Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.