Bắt đầu cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới do Mỹ dẫn đầu

38 tàu mặt nước, 4 tàu ngầm, 9 lực lượng bộ binh, hơn 30 hệ thống không người lái, khoảng 170 máy bay và hơn 25.000 quân nhân tham gia cuộc tập trận tại khu vực Quần đảo Hawaii và Nam California.

Bắt đầu cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới do Mỹ dẫn đầu

Khinh hạm KRI I Gusti Ngurah Rai (332) của Hải quân Indonesia đến Căn cứ chung Trân Châu Cảng-Hickam vào ngày 26/6 để tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2022. (Ảnh: U.S. Navy)

Theo Kyodo, mới đây, một cuộc tập trận hải quân đa quốc gia quy mô lớn do Hải quân Mỹ dẫn đầu đã khai mạc tại khu vực Thái Bình Dương, với sự tham dự của đại diện 25 quốc gia khác giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo Hải quân Mỹ, kể từ ngày 29/6 cho tới ngày 4/8, các đồng minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Philippines tham gia cuộc tập trận có tên Tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2022.

Một số quốc gia châu Âu, trong đó có Anh, Pháp và Đức, cũng tham gia RIMPAC 2022. Đây được xem là cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới.

Trung Quốc tham gia RIMPAC hồi năm 2014 và 2016 song không tham gia sự kiện này kể từ năm 2018 khi quan hệ Mỹ - Trung xấu đi dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump với nhiều bất đồng ở nhiều lĩnh vực.

Phó Tư lệnh Hạm đội 3 của Mỹ Michael Boyle, đồng thời là chỉ huy RIMPAC 2022 cho hay: “Chúng tôi đang đưa ra tuyên bố về cam kết hợp tác cùng nhau, nhằm thúc đẩy và duy trì những mối quan hệ quan trọng để đảm bảo sự an toàn của các tuyến đường biển và an ninh của các đại dương có mối liên kết với nhau trên thế giới.”

Trong thông cáo báo chí, Hải quân Mỹ thông báo, 38 tàu mặt nước, 4 tàu ngầm, 9 lực lượng bộ binh, hơn 30 hệ thống không người lái, khoảng 170 máy bay và hơn 25.000 quân nhân “sẽ tham gia công tác huấn luyện và hoạt động trong và xung quanh Quần đảo Hawaii và Nam California.”

Từ Nhật Bản, tàu sân bay Izumo và tàu khu trục Takanami thuộc Lực lượng Phòng vệ trên biển đã được điều động tới tham gia RIMPAC 2022 cùng các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất.

Trước thềm tập trận, Bộ trưởng Nhật Bản Nobuo Kishi nêu rõ: “Bằng việc tham gia RIMPAC, chúng tôi sẽ cải thiện chiến thuật, tăng cường hợp tác với Mỹ và các quốc gia cùng chí hướng khác, đồng thời thể hiện sự đoàn kết hướng tới mục tiêu một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”

Trong cuộc tập trận RIMPAC 2020, chỉ có 10 quốc gia bao gồm cả Nhật Bản tham gia do các hạn chế của đại dịch COVID-19, và thời gian được rút ngắn xuống còn khoảng hai tuần. Năm 2018, có 26 quốc gia tham gia.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.