Bất ngờ với mức độ hoạt động của đặc nhiệm Mỹ tại châu Phi

Hiện các binh sĩ trong lực lượng đặc nhiệm của Mỹ hoạt động trên 22 quốc gia châu Phi, khiến châu lục này trở thành nơi có dấu ấn quân đội Mỹ lớn thứ hai chỉ sau Trung Đông.

Bất ngờ với mức độ hoạt động của đặc nhiệm Mỹ tại châu Phi

Lực lượng Không quân Mỹ nhảy dù từ trực trăng CH-53 trong một nhiệm vụ huấn luyện ở Djibouti. Ảnh: Reuters

Theo kênh RT, phần lớn người địa phương trong châu lục và dư luận Mỹ đều không biết về quy mô hiện diện của quân đội Mỹ tại đây.

Khi 4 binh sĩ Mỹ bị thiệt mạng trong một vụ đột kích ở Nigeria vào năm 2017, rất nhiều người, trong đó có cả những thành viên trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện, không biết rằng quân đội Mỹ có mặt tại quốc gia châu Phi này trước đó.

Theo báo Mail & Guardian của Nam Phi, năm ngoái, các lực lượng tác chiến đặc nhiệm tinh nhuệ của Mỹ hoạt động trên 22 quốc gia châu Phi, bao gồm cả những nhiệm vụ chiến đấu thực địa.

Măm ngoái, một vài trong số lực lượng tác chiến mạnh nhất của Lầu Năm Góc đã xuất hiện ở Algeria, Botswana, Burkina Faso, Cameroon, Cape Verde, Chad, Côte D’Ivoire, Djibouti, Ai Cập, Ethiopia, Ghana, Kenya, Libya, Madagascar, Mali, Mauritania, Niger, Nigeria, Senegal, Somalia, Tanzania và Tunisia.

Với động thái tăng cường hiện diện tại gần nửa trong tổng số 54 quốc gia châu Phi, số binh sĩ Mỹ ở châu lục này chiếm hơn 14% lực lượng đặc nhiệm nước này triển khai ở nước ngoài. Đây cũng là châu lục có số lượng binh sĩ Mỹ tập trung lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Đông.

Nhiệm vụ của quân đội Mỹ tại châu Phi bao gồm huấn luyện lực lượng địa phương hoặc đôi khi liên quan đến chiến đấu trực tiếp. Tuy nhiên, những đợt triển khai này đặt ra khá nhiều rủi ro đối với binh lính Mỹ.

Năm 2017, một binh sĩ thuộc lực lượng Hải quân Mỹ đã thiệt mạng ở Somalia khi hỗ trợ quân đội địa phương đột kích vào một trại của phiến quân. Bộ Chỉ huy châu Phi của quân đội Mỹ (AFRICOM) thừa nhận đã thực hiện 70 nhiệm vụ như vậy ở Đông Phi vào năm 2018, 46 nhiệm vụ vào năm 2019 và 7 nhiệm vụ tính đến tháng 6/2020.

Giới quan sát lo ngại việc Washington tiếp tục hỗ trợ về mặt quân sự cho các chính phủ ở châu Phi được coi là hợp pháp hóa sự lạm dụng của quốc gia phương Tây với châu lục. Bài báo chỉ ra sự thiếu minh bạch trong các hoạt động triển khai quân đội ở châu Phi từ cả phía Mỹ và nước chủ nhà đã góp phần gây ra vấn đề này.

Về phần mình, các quan chức quân sự Mỹ coi sự hiện diện của quân đội nước này tại châu Phi là một dấu chân “không quá in đậm và tốn kém”. Thậm chí Tư lệnh AFRICOM, Tướng Stephen J. Townsend, còn cáo buộc những nước như Trung Quốc và Nga mới can thiệp vào các vấn đề của châu Phi.

Trên thực tế, năm 2019, Lầu Năm Góc duy trì hơn 20 căn cứ trên khắp châu Phi. Trung Quốc có một căn cứ duy nhất ở Djibouti thành lập từ năm 2017, trong khi Nga không có bất kỳ vị trí quân sự nào lâu dài ở châu lục, mặc dù trước đó Moskva từng thảo luận về việc có thể thuê một sân bay ở Tây Bắc Ai Cập.

Theo Bảo Hà/Báo Tin tức

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.