Bầu cử Mỹ nghẹt thở vì kết quả thăm dò dư luận nhảy múa

Các kết quả thăm dò gần đây cho thấy, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của ông Trump và bà Clinton sẽ không hề dễ dàng.

Cuộc đua vào Nhà Trắng càng lúc càng “nghẹt thở” khi tình hình tại nhiều bang “buộc phải thắng” cho cả hai ứng viên đang trở nên không rõ ràng. Trong bối cảnh kết quả các cuộc thăm dò dư luận vào phút chút chót vẫn thay đổi đến chóng mặt, cả bà Hillary Clinton lẫn ông Donald Trump đang nỗ lực thu hút cử tri tại các bang “chiến trường”, tức là những bang có số phiếu đại cử tri cao cũng như những bang không thể hiện rõ ràng xu hướng nghiêng về Dân chủ hay Cộng hòa.

bau cu my nghet tho vi ket qua tham do du luan nhay mua

Cơ hội để trở thành Tổng thống Mỹ vẫn chia đều cho cả ông Trump và bà Clinton. (Ảnh: AP)

Hiện hơn 30 triệu cử tri Mỹ tại 38 bang đã bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu phổ thông chọn ra đại cử tri - những người sẽ đại diện cho họ bầu ra Tổng thống. Các cuộc bỏ phiếu sớm cho thấy ưu thế vẫn đang nghiêng về bà Clinton. Tuy nhiên, theo các cuộc thăm dò dư luận, chênh lệch tỷ lệ ủng hộ giữa 2 ứng viên đang thu hẹp dần và hiện trung bình từ 3-4 điểm.

Không thể phủ nhận việc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thông báo mở lại điều tra về vụ bê bối thư điện tử của bà Clinton đã tác động tới tâm lý cử tri. Thăm dò do tờ The New York Times và Đài CBS công bố hôm 3/11 cho thấy bà Clinton chỉ còn dẫn trước ông Trump 3 điểm, trong khi trước đó 2 tuần, cách biệt là 9 điểm.

Cơ hội giành tối thiếu 270 phiếu đại cử tri để trở thành Tổng thống của ứng viên Dân chủ Mỹ Clinton cũng đang giảm xuống. Các bang được xem là “chiến trường” giữa bà Clinton và ông Trump bao gồm Arizona, Florida, Nevada, New Hampshire, North Carolina và Nebrask với tổng số phiếu đại cử tri là 66.

Theo kênh tin tức Mỹ CNN, các bang vốn được coi là chiến trường như Ohio, Utah và tiểu bang Maine thì đến nay đã bắt đầu nghiêng về đảng Cộng hòa của ứng viên Donald Trump. Trong khi đó, bang New Hampshire từ chỗ được coi là bang “lãnh địa” của đảng Dân chủ thì giờ đã trở thành bang “chiến trường” tranh chấp giữa bà Clinton và ông Trump.

Theo kết quả mới nhất trong cuộc khảo sát hàng tuần trên toàn quốc do Reuters công bố, bà Clinton vẫn chiếm ưu thế tại các bang Michigan và Pennsylvania.

Phát biểu khi vận động tại bang chủ chốt Pennsylvania hôm qua (4/11), bà Clinton khẳng định: “Tôi muốn mọi cử tri Mỹ biết rằng nếu họ bầu cho tôi làm Tổng thống thì tôi sẽ lắng nghe và làm việc, nỗ lực tìm kiếm tiếng nói chung.

Ngay từ ngày đầu tiên tranh cử, tôi đã thúc đẩy ý tưởng giúp đỡ các hộ gia đình Mỹ . Tôi thực sự tin rằng các bạn xứng đáng có một ứng viên để ủng hộ chứ không phải bỏ phiếu để phản đối ứng viên khác”.

Bà Clinton được dự đoán vẫn có thể giành “gần như chắc chắn” 268 phiếu đại cử tri trong khi ông Trump chỉ có thể giành 204 phiếu đại cử tri. Điều đó có nghĩa là bà Clinton chỉ cần chiến thắng tại 1 trong 6 bang chiến trường là nắm phần thắng chung cuộc, trong khi ông Trump cần chiến thắng ở tất cả các bang trên để có thể trở thành chủ nhân của Nhà Trắng.

Theo quan điểm và kinh nghiệm của hãng thăm dò dư luận Ipsos, thực tế dư luận không có quá nhiều biến động đáng kể nếu nhìn theo chặng thời gian đủ lớn, mà không phải căn cứ theo tính thời điểm chóng vánh sau khi các vụ bê bối của 2 ứng cử viên liên tiếp được công bố.

Cụ thể, không có bất cứ thay đổi nào về vị trí tương đối trong cuộc đua giữa ông Trump và bà Clinton trong suốt thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 năm nay. Khoảng cách dẫn trước của bà Clinton vẫn là 4 điểm phần trăm.

Nhìn chung, các cử tri Mỹ đã có khoảng thời gian rất dài để tìm hiểu về 2 ứng viên Tổng thống với tư cách là những nhà hoạt động chính trị hay doanh nhân trong hàng chục năm qua và họ đã có sự lựa chọn từ rất lâu trước cuộc bầu cử này.

Theo VOV

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.