Bệnh về da hay gặp vào mùa đông và cách hạn chế

Mùa đông, thời tiết lạnh, hanh khô làm tăng tỉ lệ bệnh nhân mắc các bệnh về da như khô da, nứt nẻ chân tay, mẩn ngứa, mề đay... do lạnh. Vì thế việc phòng ngừa và hạn chế là biện pháp tối ưu.

Các bệnh da hay gặp vào mùa đông

Nổi mề đay

Đây là một dạng bệnh lý dị ứng. Bệnh rất phổ biến và cũng rất dễ nhận biết bởi những triệu chứng điển hình, ngoài ra bệnh cũng không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.

Có 2 dạng chính của bệnh, được chia ra dựa vào tiến triển bệnh: Nổi mề đay cấp tính và nổi mề đay mạn tính. Bệnh có những triệu chứng rất dễ phát hiện, đó là: da xuất hiện những nốt sẩn phù và mẩn đỏ. Các nốt có thể có kích thước khác nhau và tạo thành từng mảng, ban đầu chỉ ở một vùng nhỏ nhưng sau đó sẽ lan ra toàn thân. Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi thì càng ngứa, đặc biệt là vào chiều tối và đêm, kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu. Ngoài ra môi và mắt bị sưng phù, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim...

Bệnh về da hay gặp vào mùa đông và cách hạn chế

Mùa đông, thời tiết lạnh, hanh khô làm tăng tỉ lệ bệnh nhân mắc các bệnh về da như khô da, nứt nẻ chân tay, mẩn ngứa, mề đay... Ảnh minh hoạ

Nứt nẻ da

Lớp trong cùng của da là lớp mô dưới da được cấu tạo bởi mỡ và các sợi collagen phủ trên các mạch máu. Lớp này có vai trò như một lớp đệm cách nhiệt và cung cấp năng lượng cho da. Như vậy, da được cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào xếp chồng lên nhau, kết dính bằng chất keo giàu liquid. Nếu chất keo này bị bong ra, giảm khả năng kết dính sẽ gây mất nước, khô da và nhiều vấn đề về da khác.

Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến lớp keo giàu nước kết dính các lớp tế bào da như ánh nắng mặt trời, việc chà xát, tẩy rửa da quá mức hoặc độ ẩm không khí thấp trong mùa đông. Thời tiết chuyển biến đột ngột sang lạnh, khô của mùa đông thường khiến da chưa kịp thích nghi, từ đó da dễ bị mất nước, chất keo giàu lipid kết dính các lớp da cũng kém hiệu quả hơn. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến da bị nứt nẻ, thô ráp khi mùa đông đến, đặc biệt những người có làn da nhạy cảm hoặc dưỡng ẩm da không tốt..

Viêm da cơ địa tái phát khi trời lạnh

Bệnh viêm da cơ địa thường xảy ra vào mùa lạnh, khi môi trường khô hanh và độ ẩm thấp. Viêm da cơ địa mùa đông thường đi cùng với nhiều tổn thương da, da khô hơn nên trở nên dễ kích ứng với các dị nguyên bên ngoài. Khi da mất dần độ ẩm, người bệnh thường có cảm giác ngứa, dẫn đến gãi làm da trầy xước và tổn thương nhiều lên. Da bị mất nước là do thời tiết lạnh khô, người bệnh thường không cảm thấy khát nên không cung cấp đủ nhu cầu nước hằng ngày.

Trong giai đoạn cấp tính, da thường nổi nhiều sẩn đỏ, đi kèm với mụn nước nhỏ trên nền ban đỏ và không có vảy da. Các vùng da bị ảnh hưởng bị phù nề, ứ dịch và đóng vảy dạng vảy tiết. Mụn nước và sẩn đỏ xuất hiện phổ biến nhất ở vùng má, trán, cằm, lan ra thân mình và tay chân trong các trường hợp nặng. Vào giai đoạn mãn tính, bệnh nhân phải đối diện với tình trạng tăng sừng, liken hóa tạo các mảng nổi gồ lên bề mặt da, ranh giới rõ với vùng da lành. Mảng liken da lớn thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt trước sau của nếp gấp khuỷu, hố khoeo và vùng gáy.

Vảy nến

Đây là bệnh da mạn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng. Bệnh có mối liên quan đến rối loạn miễn dịch, yếu tố di truyền, tổn thương bùng phát khi gặp những yếu tố thuận lợi.Ngoài ra vào mùa đông thời tiết hanh khô, nhiệt độ giảm xuống cùng với sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm. Độ ẩm giảm còn khiến cho cơ thể giảm tiết mồ hôi và các acid hữu cơ, làm cho da thiếu độ nhờn vốn có tác dụng bảo vệ da, làm cho da trở nên thô ráp, thiếu dưỡng chất, mẩn đỏ, ngứa ngáy, dễ nhiễm trùng và nguy cơ xuất hiện đợt bùng phát bệnh vẩy nến vào mùa đông là rất cao. Vị trí thương tổn thường ở chỗ tỳ đè, vùng hay bị cọ sát như khuỷu tay, đầu gối, mặt duỗi các chi, chỗ bị sang chấn hay vết bỏng, sẹo, vết cào gãi.

Bệnh về da hay gặp vào mùa đông và cách hạn chế

Trong giai đoạn cấp tính, da thường nổi nhiều sẩn đỏ, đi kèm với mụn nước nhỏ trên nền ban đỏ và không có vảy da.

Cách chăm sóc da mùa đông

-Giữ ẩm không khí.

-Tăng cường dưỡng ẩm da: nên lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù theo từng loại da.

-Tẩy tế bào chết từ 1-2 lần/ tuần và trong trường hợp da đang quá khô, kích ứng thì cũng không nên sử dụng tẩy tế bào chết.

-Uống nhiều nước, đủ 2-3 lít nước cho cơ thể mỗi ngày để làn da luôn được giữ ẩm.

-Hạn chế gãi.

-Hạn chế mặc quần áo bằng chất liệu dễ gây kích ứng.

-Ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo.

-Không nên tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng. Sau khi tắm, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm, an toàn nhất là dùng kem dành cho trẻ em.

-Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, xà phòng,...

-Không tự ý sử dụng thuốc trị ngứa dễ làm cho bệnh trở nên nặng hơn.

-Tránh sử dụng sản phẩm tẩy rửa mạnh, chứa cồn hoặc các chất gây khô da.

Theo SKĐS

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.