Biên phòng Hà Tĩnh không khoan nhượng với tàu giã cào đánh bắt tận diệt

(Baohatinh.vn) - Trước tình trạng tàu giã cào hoạt động gần bờ, đánh bắt trái phép đang diễn ra khá phức tạp trên vùng biển Hà Tĩnh, các đồn biên phòng tuyến biển đã và đang vào cuộc để đấu tranh, ngăn chặn.

Biên phòng Hà Tĩnh không khoan nhượng với tàu giã cào đánh bắt tận diệt

Ngày 25/3, Đồn Biên phòng Kỳ Khang bắt giữ tàu có công suất trên 600 CV của 2 ngư dân Nghệ An khai thác hải sản bằng lưới kéo giã cào sai vùng biển quy định. Ảnh: CTV

8h sáng 29/4, chúng tôi có mặt tại âu thuyền Kỳ Phương (thị xã Kỳ Anh) khi hơn 100 con thuyền công suất nhỏ của ngư dân địa phương đã cập bờ sau 7-8 tiếng đánh bắt trên biển. Gương mặt của những ngư dân lam lũ không mấy niềm vui vì lượng cá đánh bắt được không nhiều như mùa trước, mỗi thuyền chỉ được 20-25 kg/chuyến.

Nguyên do của việc này được những ngư dân “lão làng” lý giải là bà con nơi đây chỉ có thuyền nhỏ, đánh bắt được từ 20 hải lý trở vào bờ, nhưng thời gian gần đây ở khoảng cách 25-30 hải lý thường có nhiều tàu giã cào hoạt động, thậm chí có những lúc vào cách bờ chỉ còn 15-20 hải lý."

Đội tàu này quét sạch tôm cá, tận diệt nguồn hải sản đang sinh trưởng, sinh sản, dẫn đến nguồn hải sản bị cạn kiệt.

Biên phòng Hà Tĩnh không khoan nhượng với tàu giã cào đánh bắt tận diệt

Ông Hoàng Khám, ở Đông Yên, phường Kỳ Phương (áo trắng) chia sẻ với Bộ đội Biên phòng Đèo Ngang về thông tin hoạt động tàu giã cào thời gian qua

Ông Hoàng Khám - một ngư dân ở Đông Yên, phường Kỳ Phương chia sẻ: “Trước đây, tôi đánh bắt cá trích ở khoảng 20 hải lý trở vào, nhưng thời gian gần đây ngư trường khó khăn do tàu giã cào hoạt động mạnh. Mấy chuyến này thuyền chúng tôi phải ra xa 30-35 hải lý để đánh cá chim. Ra đây rất nguy hiểm vì vướng ngư cụ của tàu giã cào, thường xuyên bị họ dọa nạt, cấm đánh bắt… nhưng vì mưu sinh nên đành làm liều”.

Thiếu tá Trần Đình Sơn - Chính trị viên Đồn Biên phòng Đèo Ngang (thị xã Kỳ Anh) cho biết: “Trước tình trạng tàu giã cào hoạt động phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân, chúng tôi đã tập trung vào cuộc, huy động lực lượng, bám tình hình trên biển để kịp thời nắm bắt thông tin, xây dựng phương án, triển khai kế hoạch tuần tra, đấu tranh.

Mới đây, chúng tôi phối hợp với các lực lượng đã bắt giữ 2 cặp tàu giã cào có sử dụng kích điện đánh bắt trái phép trên vùng biển đơn vị phụ trách. Từ nay đến cuối tháng 7 là thời điểm tàu giã cào hoạt động mạnh nhất trong năm nên chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường tuần tra, kiên quyết đấu tranh, xử lý vấn nạn này”.

Biên phòng Hà Tĩnh không khoan nhượng với tàu giã cào đánh bắt tận diệt

Tàu giã cào QB 11011 TS bị bắt khi đang khai thác tận diệt trên vùng biển TX Kỳ Anh

Hiện tất cả các đơn vị biên phòng tuyến biển như Hải đội 2, Đồn Biên phòng Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Đồn Biên phòng Cửa Sót (Lộc Hà), Đồn Biên phòng Lạch Kèn (Nghi Xuân) đều đang tập trung vào cuộc ngăn chặn tình trạng tàu giã cào hoạt động trên vùng biển Hà Tĩnh.

Thượng tá Đào Đức Cư - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh) thông tin thêm: “Chúng tôi thường xuyên kết hợp giữa tuần tra công khai với tuần tra bí mật, nắm chắc tình hình cả trên bờ lẫn dưới biển và phối hợp với ngư dân theo dõi tình hình, tổ chức vây bắt 2 vụ/8 tàu thuyền (trong năm nay). Thời gian tới, các kế hoạch sẽ được tiếp tục, quyết tâm không để tàu giã cào lộng hành trên vùng biển do đơn vị quản lý”.

Biên phòng Hà Tĩnh không khoan nhượng với tàu giã cào đánh bắt tận diệt

Cặp tàu cá đánh bắt sai vùng biển quy định bị Đồn Biên phòng Thiên Cầm (BĐBP Hà Tĩnh) phối hợp với các lực lượng bắt giữ vào chiều 20/4. Ảnh CTV

Thực tế cho thấy, hiện nay, công tác đấu tranh, ngăn chặn tàu giã cào đánh bắt sai quy định trên vùng biển Hà Tĩnh đang gặp nhiều khó khăn bởi các đồn tuyến biển chỉ có ca nô nên phải sử dụng tàu của ngư dân để thực hiện nhiệm vụ. Việc trưng dụng tàu thuyền cũng gặp khó bởi chủ tàu sợ bị trả thù; thường tàu được mượn để truy đuổi có công suất nhỏ hơn nên khó trấn áp, đẩy đuổi.

Ngoài ra, đội tàu giã cào thường hoạt động tinh vi, lén lút vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng nên khó phát hiện; khi bị phát hiện thường không chấp hành mệnh lệnh hoặc chống trả…

Tuy nhiên, với tinh thần đấu tranh không khoan nhượng, BĐBP Hà Tĩnh đã và đang tập trung vào cuộc và đã bắt, xử lý nhiều tàu thuyền vi phạm. Theo số liệu thống kê của BĐBP Hà Tĩnh, từ tháng 10/2019 đến nay, các đơn vị biên phòng tuyến biển đã phát hiện, xử lý 20 tàu giã cào vi phạm quy định đánh bắt (trong đó có 2 tàu Quảng Bình, 3 tàu Hà Tĩnh, 10 tàu Nghệ An, 5 tàu Thanh Hóa), xử phạt hành chính 353 triệu đồng và tịch thu nhiều thuốc nổ, kích điện cùng các tang vật khác.

Chủ đề Vì chủ quyền An ninh biên giới

Chủ đề Bắt tàu giã cào trên biển Hà Tĩnh

Đọc thêm

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Từ 1/1/2025, mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP sẽ tăng lên gấp từ 3-6 lần so với trước. Đồng tình với mức phạt mới, người dân Hà Tĩnh cũng mong hệ thống đèn đỏ phải chuẩn chỉnh để họ không bị bất ngờ, lỡ nhịp khi tham gia giao thông.
Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Trước thực trạng các vụ cháy, nổ liên quan đến thiết bị điện, xe điện có xu hướng diễn ra phức tạp, đặc biệt là tại các hộ gia đình, khu chung cư, nơi tập trung đông dân, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có những khuyến cáo PCCC về phương tiện sử dụng pin Li-ion (xe điện).
Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Cận tết, tình trạng xe đường dài Bắc - Nam đón, trả khách trên tuyến quốc lộ 1 và tuyến tránh TP Hà Tĩnh diễn ra thường xuyên, gây mất trật tự, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Vụ việc đã rõ, được TAND cấp cao phán quyết, nhưng những tồn đọng trong GPMB dự án xây dựng chợ Bộng (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đến nay vẫn chưa có hồi kết, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư cũng như tình hình giao thương của người dân.