Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau ca mắc cúm A/H9 đầu tiên ở Việt Nam

Liên quan ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Việt Nam vừa được phát hiện tại Tiền Giang, Cục Cục Y tế Dự phòng đã có những chỉ đạo khẩn.

Về ca nhiễm cúm A/H9 đầu tiên này, trong công văn khẩn gửi Sở Y tế Tiền Giang và Viện Pasteur TPHCM hôm nay 6/4, Cục Y tế dự phòng cho biết, ngày 2/4, Viện Pasteur TPHCM báo cáo ghi nhận trường hợp cúm A/H9 là bệnh nhân nam 37 tuổi, trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đây là trường hợp nhiễm cúm A/H9 trên người đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam từ trước đến nay.

Cục Y tê dự phòng dẫn thông tin từ Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương trên cả nước. Bên cạnh đó, thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa và thời tiết có nhiều thay đổi bất thường thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển. Vì vậy, luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Để chủ động phòng chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người, Cục Y tế Dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương tổ chức điều tra nguồn lây và xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp mắc mới, sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Ngành Y tế Tiền Giang có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương trong việc giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm, kịp thời chia sẻ thông tin và phối hợp xử lý triệt để ổ dịch.

Đồng thời, sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch; Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, đặc biệt tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những khu vực có nguy cơ cao.

Đối với Viện Pasteur TPHCM, Cục Y tế Dự phòng đề nghị quan tâm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục điều tra, giám sát và theo dõi các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh, phát hiện kịp thời các trường hợp mắc mới. Đơn vị này có nhiệm vụ tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định phân nhóm vi rút; hướng dẫn và hỗ trợ địa phương xét nghiệm khẳng định các mẫu bệnh phẩm từ các ca nghi nhiễm trên người và xử lý ổ dịch theo quy định.

Trước đó, như Sức khỏe & Đời sống đã đưa tin, hiện Viện Pasteur TPHCM đang tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định phân nhóm của ca bệnh cúm A/H9 đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân này hiện đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM.

Theo kết quả điều tra dịch tễ, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ buôn bán gia cầm, đồng thời trước cửa nhà bệnh có buôn bán gia cầm; xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống chưa ghi nhận gia cầm ốm, chết. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe; đến nay chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp; chưa ghi nhận ổ dịch viêm đường hô hấp trong cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống.

Vào tháng 3/2024, tại Khánh Hòa cũng đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắc cúm A/H5N1 trên người.

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Để chủ động phòng, chống bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy;

5. Khuyến khích đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm sống hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ.

6. Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Bộ Y tế: Vẫn tiềm ẩn nguy cơ lan cúm gia cầm sang người

SKĐS - Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 tỉnh, thành. Trong khi thời tiết có nhiều thay đổi bất ngờ có lợi cho virus cúm gia cầm phát triển... Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Cứu sống bé trai bị bỏ rơi nơi bờ ruộng

Cứu sống bé trai bị bỏ rơi nơi bờ ruộng

Một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở bờ ruộng thuộc tổ dân phố 12, thị trấn Thạch Hà đã được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cấp cứu kịp thời.
Ăn gì để tăng miễn dịch, ít ốm vặt?

Ăn gì để tăng miễn dịch, ít ốm vặt?

Trái cây họ cam quýt, tỏi, gừng, bông cải xanh và sữa chua cung cấp các chất giúp tăng cường hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, phòng ốm vặt.
Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, sáng nay (23/7), bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo từ hôm nay đến ngày 24/7, khu vực Hà Tĩnh có mưa rào và dông rải rác.
Ăn gì cho mắt sáng khỏe?

Ăn gì cho mắt sáng khỏe?

Để có một đôi mắt sáng, khỏe đẹp... ngoài tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh còn cần bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mắt.
Viêm nha chu - bệnh lý đừng xem nhẹ

Viêm nha chu - bệnh lý đừng xem nhẹ

Bệnh lý viêm nha chu là một bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng. Bệnh càng để lâu càng phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây nhiều khó khăn trong việc điều trị và để lại nhiều biến chứng.
Tin bão khẩn cấp cơn bão số 2

Tin bão khẩn cấp cơn bão số 2

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, trong 24 giờ tới, bão số 2 di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 15 km/h và đi vào vùng biển Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão cấp 8, giật cấp 10.
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.