Bộ Y tế đề xuất cho phép nhà thuốc được kê đơn thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19

Bộ Y tế vừa đề xuất Ban Chỉ đạo Quốc gia điều chỉnh quy định cho phép người phụ trách chuyên môn về dược tại nhà thuốc, quầy thuốc được kê đơn cho bệnh nhân hoặc người mua thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19.

Theo Bộ Y tế, việc hiện có quy định chặt chẽ là do Molnupiravir là thuốc mới, cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn của thuốc trong quá trình lưu hành.

Đảm bảo cho người bệnh dễ dàng tiếp cận với các thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19

Đến nay, thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành có điều kiện trong 3 năm và phải kiểm soát chặt chẽ sau khi cấp phép. Người dân chỉ được sử dụng thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir khi có đơn thuốc của y bác sĩ. Việc tự ý sử dụng tiềm ẩn nhiều nguy cơ do các tác dụng không mong muốn của thuốc cũng như có thể tạo ra những chủng virus mới .

Bộ Y tế cho biết, tại Anh, Mỹ, Nhật và một số nước phê duyệt Molnupiravir sử dụng khẩn cấp, thuốc này chỉ có thể được kê bởi bác sĩ, y tá đã đăng ký thực hành nâng cao, trợ lý bác sĩ đã được cấp bằng và cấp phép kê đơn theo luật.

Bộ Y tế đề xuất cho phép nhà thuốc được kê đơn thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19

Bộ Y tế vừa đề xuất Ban Chỉ đạo Quốc gia về điều chỉnh quy định cho phép người phụ trách chuyên môn về dược tại nhà thuốc, quầy thuốc được kê đơn cho bệnh nhân hoặc người mua thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19. Ảnh: Nhandan.vn

Tuy nhiên, hiện nay, số lượng bệnh nhân COVID-19 ngày càng tăng cao (chủ yếu là các ca bệnh mức độ nhẹ, trung bình, được điều trị và cách ly tại nhà). Còn việc mua thuốc kháng virus điều trị COVID-19 phải có đơn thuốc do bác sĩ, y sĩ kê dẫn đến tình trạng quá tải cho hệ thống và cán bộ y tế và bệnh nhân không sớm được tiếp cận với thuốc.

Trong khi đó, thuốc này được khuyến cáo sử dụng sớm (trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng hoặc có kết quả dương tính).

Để đảm bảo việc người bệnh dễ dàng tiếp cận với các thuốc kháng virus điều trị COVID-19 trong bối cảnh số mắc tăng cao những ngày gần đây, đồng thời đảm bảo kiểm soát chặt chẽ theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Y tế đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số nội dung về việc cấp phát thuốc.

Áp dụng đối với thuốc kháng virus điều trị COVID-19 dùng đường uống

Cụ thể, đối với việc cấp phát thuốc điều trị miễn phí, có thể giao các địa phương, cơ sở y tế thực hiện mua sắm thuốc điều trị COVID-19 (trong đó có thuốc Molnupiravir đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam) theo quy định để đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị của đơn vị.

Trường hợp người dân tự mua thuốc, tự chi trả cho cơ sở được bán lẻ thuốc (nhà thuốc, hiệu thuốc) thì người phụ trách chuyên môn về dược tại nhà thuốc, quầy thuốc được phép kê đơn cho bệnh nhân hoặc người mua thuốc kháng virus.

Về quy định kê đơn cho người bệnh mắc COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ: Người được kê đơn (tại quầy thuốc, nhà thuốc) cần có xác nhận từ cơ sở y tế (bao gồm cơ sở xét nghiệm, cơ sở khám chữa bệnh, trạm y tế) có dương tính với SARS-CoV-2, kể cả xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm nhanh; hoặc người bệnh tự quay clip quá trình thực hiện test kháng thể tại nhà gửi cho người phụ trách chuyên môn của nhà thuốc, quầy thuốc để chứng minh kết quả test dương tính.

Hướng dẫn cũng đề xuất người phụ trách chuyên môn về dược tại cơ sở bán lẻ thuốc căn cứ vào kết quả xét nghiệm, xác định được ít nhất 1 nguy cơ chuyển nặng của bệnh nhân.

Người mua thuốc hoặc bệnh nhân phải ký một bản cam kết, trong đó có các thông tin về người bệnh, ngày test, kết quả test, việc sử dụng thuốc theo mẫu, kèm bản sao chứng minh thư của người bệnh.

Bộ Y tế cũng xây dựng tờ hướng dẫn sử dụng để người bán thuốc hướng dẫn người mua, trong đó có các thông tin: đối tượng sử dụng, liều dùng, cách dùng, theo dõi sau khi dùng, cách xử trí khi gặp các phản ứng bất thường (không hiệu quả, tác dụng phụ…) cần báo cho cơ sở y tế.

Đồng thời cho biết sẽ áp dụng công nghệ thông tin phối hợp với Hệ thống cảnh giác dược quốc gia để nhà sản xuất, người bệnh, cán bộ y tế báo cáo các thông tin liên quan đến an toàn, hiệu quả của thuốc khi sử dụng và sau khi sử dụng để tiếp tục đánh giá an toàn, hiệu quả của thuốc sau khi được cấp phép lưu hành.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết đề xuất này chỉ áp dụng đối với thuốc kháng virus điều trị COVID-19 dùng đường uống và tại các địa bàn có tình hình dịch bệnh tăng cao, hệ thống cơ sở y tế quá tải, không thể thực hiện hiệu quả việc kê đơn thuốc, bán thuốc theo đơn cho người bệnh theo quy định.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh/thành phố căn cứ vào tình hình dịch bệnh và hệ thống cơ sở y tế trên địa bàn để quyết định việc áp dụng phương án cho phép người phụ trách chuyên môn về dược tại nhà thuốc, quầy thuốc được phép kê đơn cho bệnh nhân hoặc người mua thuốc kháng virus.

Lý do là vì các thuốc kháng virus điều trị COVID-19 là thuốc mới, cần phải có sự giám sát an toàn hiệu quả khi đưa ra sử dụng rộng rãi, quan trọng nhất là việc chỉ định sử dụng thuốc cho đối tượng nào, liều dùng cần có ý kiến của bác sĩ, y sĩ thông qua việc thăm khám theo quy định.

Việc cho phép người phụ trách chuyên môn về dược tại nhà thuốc, quầy thuốc được phép kê đơn có thể chưa được kiểm soát chặt chẽ và thận trọng dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không đúng mục đích gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Theo SKĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.