Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm cơ tim sau tiêm vắc xin COVID-19

Để chuẩn bị an toàn cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử tại Việt Nam, Bộ Y tế đã xây dựng sẵn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim sau tiêm vắc xin COVID-19. Hướng dẫn của Bộ Y tế cho biết, viêm cơ tim cấp là biến chứng hiếm gặp, hầu hết xảy ra ở người trẻ và phần lớn gặp sau tiêm mũi thứ 2 vắc xin phòng COVID-19.

Viêm cơ tim hầu hết gặp ở người trẻ tuổi, nam giới nhiều hơn nữ

Theo Bộ Y tế viêm cơ tim/màng tim cấp sau tiêm vắc xin COVID-19 mới được ghi nhận gần đây trong báo cáo của các Cơ quan Phòng chống bệnh tật, cơ quan Quản lý Dược và Tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại Châu Âu, Hoa kỳ và một số nước khác.

Viêm cơ tim cấp (có hoặc không kèm viêm màng ngoài tim cấp) là một trong những biến chứng quan trọng sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Viêm cơ tim/màng tim cấp sau tiêm vắc xin là biến chứng hiếm gặp, được ghi nhận sau khi tiêm các loại vắc xin COVID-19 (Pfizer BioNTech, Moderna, AstraZeneca hay Janssen). Hiện chưa rõ cơ chế bệnh sinh, mặc dù phản ứng quá mẫn muộn được cho là cơ chế quan trọng (tương tự hiện tượng viêm cơ tim sau tiêm các vắc xin thông thường).

Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm cơ tim sau tiêm vắc xin COVID-19

Viêm cơ tim hầu hết gặp ở người trẻ tuổi, nam giới nhiều hơn nữ, phần lớn gặp sau mũi tiêm lần hai

Viêm cơ tim hầu hết gặp ở người trẻ tuổi, nam giới nhiều hơn nữ, phần lớn gặp sau mũi tiêm lần hai (hoặc sau mũi tiêm lần đầu ở người có tiền sử mắc COVID-19) và đa phần được phát hiện và điều trị khỏi trung bình sau 2-4 ngày.

Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển bất thường thành các dạng nặng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, cần cảnh giác khi xuất hiện một trong các biểu hiện đau ngực/khó thở/rối loạn nhịp tim, để được sàng lọc, thăm khám và theo dõi kịp thời.

Bộ Y tế khẳng định, so sánh tổng thể lợi ích với nguy cơ, thì việc tiêm vắc xin COVID-19 là cần thiết, có ưu thế vượt trội và trở thành một cứu cánh để thoát khỏi đại dịch.

Bộ Y tế dẫn chứng, cập nhật đến tháng 6/2021, số liệu từ Ủy ban Y tế Châu Âu (EMA) ghi nhận tỉ lệ viêm cơ tim cấp và viêm màng ngoài tim cấp lần lượt là 0,76 và 0,79 phần triệu với vắc xin của Pfizer/BioNTech; 0,84 và 0,95 phần triệu với vắc xin của Moderna; 0,95 và 1,2 phần triệu với vắc xin của Astra Zeneca và 0,0 và 0,5 phần triệu với vắc xin của Johnson & Johnson"s.

Số liệu của Bộ Y tế Israel ghi nhận tỉ lệ khoảng 5 phần triệu (27 ca/5,4 triệu liều) sau khi tiêm mũi đầu và 24,2 phần triệu sau khi tiêm mũi thứ 2 (121 ca/5 triệu liều) trong vòng 30 ngày sau tiêm vắc xin loại mRNA.

Số liệu từ CDC Hoa Kỳ ghi nhận tỷ lệ VCT khoảng 5,7 phần triệu (khoảng 1.000 ca/177 triệu liều vắc xin mRNA của Pfizer- BioNTech hoặc Moderna).

Thực tế, Israel là quốc gia đầu tiên phát hiện ra mối liên hệ giữa vắc xin của Pfizer/BioNTech và Moderna với bệnh viêm cơ tim cấp.

Ngày 25/6, FDA Hoa Kỳ cũng đưa ra cảnh báo tác dụng phụ viêm cơ tim cấp sau tiêm 2 loại vắc xin được tiêm nhiều nhất tại Hoa Kỳ là Pfizer/BioNTech và Moderna.

Triệu chứng viêm cơ tim cấp

Triệu chứng lâm sàng viêm cơ tim cấp xuất hiện thường 2-4 ngày sau tiêm vắc xin, dù có thể gặp sớm (12h sau tiêm) hơn hoặc muộn hơn.

Các triệu chứng gồm:

- Đau ngực: kiểu đau thắt chẹn vùng sau xương ức, ngực trái hoặc phải, hoặc kiểu đau rát bỏng thay đổi theo nhịp hô hấp hoặc tư thế.

- Khó thở: ở các mức độ khác nhau, từ khó thở nhẹ khi gắng sức đến khó thở thường xuyên hoặc khó thở dữ dội, tương ứng với mức độ nặng của suy tim.

- Rối loạn nhịp tim: cảm giác tim đập nhanh/chậm bất thường, hoặc hồi hộp trống ngực do các dạng rối loạn nhịp tim khác nhau.

Khám lâm sàng có thể không thấy dấu hiệu gì đặc biệt hoặc chỉ có tiếng cọ màng ngoài tim. Có thể có sốt hoặc không. Viêm cơ tim/màng ngoài tim cấp thường đáp ứng tốt với điều trị và thoái triển sau 3-5 ngày, song cũng có thể trở nặng thậm chí nguy kịch bất thường.

Dấu hiệu nặng/nguy kịch bao gồm những biểu hiện của các tình trạng như phù phổi cấp, suy tim cấp, tràn dịch màng tim gây ép tim, sốc tim, các rối loạn nhịp nhanh/chậm phức tạp, ngất/thỉu thậm chí đột tử.

Khi đó sẽ có các biểu hiện tương ứng với suy tim hoặc rối loạn nhịp tim ở các mức độ vừa-nặng như mạch nhanh, không đều hoặc rất chậm, nghe tim có tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi, ran ẩm ở phổi, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, huyết áp tụt/kẹt, đầu chi lạnh ẩm nổi vân tím (khi có sốc tim...).

Điều trị thế nào?

Bộ Y tế lưu ý người dân sau tiêm vắc xin COVID-19 và có một trong số các dấu hiệu nghi ngờ (đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp) cần được thông báo đường dây nóng, hoặc đến bệnh viện gần nhất thăm khám, để loại trừ viêm cơ tim/viêm màng tim cấp.

Nếu chẩn đoán viêm cơ tim cấp, cần phải theo dõi sát tại các cơ sở có thể hồi sức cấp cứu tim mạch. Trường hợp chuyển nặng, phải chuyển đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch.

Hiện nay, chưa có điều trị đặc hiệu cho viêm cơ tim/viêm màng ngoài tim cấp sau tiêm vắc xin. Các biện pháp chủ yếu là giảm đau chống viêm, sẵn sàng điều trị hỗ trợ hô hấp-tuần hoàn khi có các diễn biến nặng hoặc nguy kịch như phù phổi cấp, suy tim cấp, rối loạn nhịp tim phức tạp, sốc tim hay tràn dịch màng tim ép tim…

Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm cơ tim sau tiêm vắc xin COVID-19

Trường hợp bị suy tim có phù phổi, ưu tiên thuốc lợi tiểu quai đường tĩnh mạch, thở oxy, thông khí hỗ trợ.

Nếu suy tim có suy sụp huyết động, sốc tim cần ưu tiên các thuốc vận mạch để kiểm soát huyết động, sử dụng sớm các thiết bị cơ học hỗ trợ tuần hoàn (ECMO, LVAID…); có rối loạn nhịp chậm cần đặt máy tạo nhịp tạm thời; có loạn nhịp xoang hoặc ngoại tâm thu nhĩ không cần can thiệp thuốc loạn nhịp; dẫn lưu khoang mang tim nếu tràn dịch màng tim ép tim…

Đặc biệt, với người đã viêm cơ tim/màng ngoài tim sau tiêm vắc xin, nếu cần tiêm vắc xin thì nên chọn loại khác cơ chế tác dụng.

Theo Thái Bình/SK&ĐS

Đọc thêm

Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Những ngày này, không khí chuẩn bị cho lễ Giáng sinh tại Nhà thờ chính tòa Văn Hạnh (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) đang rất khẩn trương. Bà con giáo dân gấp rút hoàn thiện các phần việc cuối cùng trong niềm hân hoan và đoàn kết.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
5 thói quen làm đau cột sống

5 thói quen làm đau cột sống

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về cơ xương khớp ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là các bệnh lý về cột sống.
Lan tỏa yêu thương từ chương trình trồng răng Implant miễn phí của Nha khoa Mai Hùng Group

Lan tỏa yêu thương từ chương trình trồng răng Implant miễn phí của Nha khoa Mai Hùng Group

Chương trình “Trồng răng Implant miễn phí” được Nha Khoa Mai Hùng Group phối hợp với các đối tác quốc tế tổ chức không chỉ là sự giúp đỡ về mặt y tế, mà còn là món quà của hy vọng, là sự động viên, chia sẻ yêu thương để những người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Điều gì xảy ra khi gội đầu quá nhiều?

Điều gì xảy ra khi gội đầu quá nhiều?

Gội đầu hằng ngày không chỉ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc, khiến tóc khô, dễ gãy, gây kích ứng da đầu, mà còn có thể tác động đến tuổi thọ mái tóc.
Thời tiết Hà Tĩnh những ngày tới ra sao?

Thời tiết Hà Tĩnh những ngày tới ra sao?

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Tĩnh cho biết, từ ngày 16-21/12, Hà Tĩnh tiếp tục chịu ảnh hưởng không khí lạnh có cường độ suy yếu chậm nên có ngày hửng nắng xen kẽ có ngày mưa.
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
Bí quyết phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả

Bí quyết phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả

Tai biến mạch máu não là vấn đề hay gặp và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đây là là một tình trạng cấp tính cần cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ để lại hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất là tàn tật và tử vong.