Bông hồng cài áo

(Baohatinh.vn) - Lời bài hát trong bài “Bông hồng cài áo” của cố nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ ngân lên giữa mùa Vu lan càng gieo sâu vào lòng người, nhắc nhớ chúng ta về đạo hiếu.

“Một bông hồng cho em

Một bông hồng cho anh

Và một bông hồng cho những ai, cho những ai đang còn mẹ”…

Tháng bảy - tháng mẹ cha, lòng người trở nên trầm tư, sâu lắng. Những ai đang còn mẹ hãy săn sóc mẹ chu đáo hơn, làm cho mẹ vui hơn. Những ai không còn mẹ lại chông chênh nỗi buồn, tìm về cửa Phật để thể hiện lòng hiếu kính.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Người phụ nữ làm nghề cắt tóc suốt ngày tất tả, hôm nay cũng đã đóng cửa hàng một ngày để vào chùa. Chị ôm bó hoa huệ trên tay với gương mặt trầm tư. “Mẹ mình mất đã hơn 1 năm nay. Trước đây, lúc mẹ còn sống, mình vô tư quá. Một đời mẹ vất vả! Giá như mình biết yêu thương mẹ nhiều hơn… Mùa Vu lan năm ngoái đến chùa vào chính lễ đông quá nên năm nay mình quyết định đến sớm hơn. Mình mong mẹ thấu hiểu lòng hiếu thảo và cầu mong mẹ được an lòng ở thế giới bên kia”…

Tháng bảy, mùa Vu lan, dường như những ngôi chùa đã trở thành nơi tìm về của những ai không còn mẹ cha. Họ đến để sám hối, làm lễ cầu siêu, thể hiện đạo hiếu… Và trên mỗi gương mặt đều biểu hiện những sắc thái riêng: người u buồn, người bằng an, người hoan hỉ…

Thầy Thích Hạnh Minh ở chùa Phổ Độ cho biết: Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông, hằng năm, cứ vào ngày rằm tháng bảy, ngày chư tăng ni tự tứ, toàn thể tăng ni, phật tử noi theo gương hiếu của đức Mục Kiền Liên, long trọng tổ chức đại lễ Vu-lan-bồn để tưởng nhớ và báo đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Chính vì thế, ngày Vu lan được xem là ngày cha mẹ.

Trong ngày lễ, ai diễm phúc còn đầy đủ song thân sẽ được cài lên áo một bông hoa màu hồng. Những ai không may mắn đã mất cha hoặc mẹ hoặc cả song thân sẽ được cài lên áo một bông hồng trắng. Ðể buổi lễ diễn ra trọng thể, phật tử đều gác lại công việc hằng ngày, đi lễ chùa, chúc thọ, cầu an hoặc cầu siêu cho cha mẹ. Chư tăng ni sẽ thuyết giảng về hiếu hạnh, tụng kinh Vu lan, kính báo ân cha mẹ… Lễ Vu lan năm nay, chùa Phổ Độ đã chuẩn bị 4.000 bông hồng để cài lên áo cho những ai đang còn mẹ như một một lời chúc phúc và nhắc nhớ về đạo hiếu”...

Mùa Vu lan - mùa báo hiếu đã đi vào đời sống người Việt và thật sự đã trở thành một nét văn hóa đậm đà bản sắc, một nét đặc trưng cho tính nhân bản. Đạo hiếu phản ánh đời sống văn hóa và đạo đức của xã hội. Xưa, thời phong kiến, chữ hiếu được người ta đặt lên hàng đầu đối với phận làm con. Tội bất hiếu được khép vào 10 trọng tội. Ngày nay, chữ hiếu vẫn là biểu hiện tình cảm cao cả, thiêng liêng nhất trong tình cảm của con người; là gốc của đạo. Kinh điển Phật giáo khẳng định, người biết ơn và đền ơn cha mẹ là một bậc chân nhân, là người sống gương mẫu ở đời.

Mùa Vu lan lại về, đồng nghĩa với việc thời gian của những người làm con được ở bên cha mẹ đang rút ngắn dần. Bởi vậy, những ai còn mẹ, những ai vừa cài đóa hoa màu hồng lên ngực áo thì hãy “cùng nhau vui sướng đi”… Vui sướng vì diễm phúc đang còn mẹ, vì còn có thời gian để báo hiếu, để làm bậc chân nhân…

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.