Các nhà khoa học tạo ra được mắt sinh học, ngày người mù thấy được ánh sáng không còn xa

Con mắt này có hình dáng lẫn chức năng đều tương tự mắt người thật.

Các nhà khoa học đến từ Mỹ và Hong Kong đã phát triển được một con mắt tổng hợp hoạt động gần như giống mắt thật. Với các cảm biến nhại lại các tế bào cảm quang trong mắt người, trong một ngày không xa, con mắt sinh học mới này có thể được sử dụng để khôi phục thị lực cho những người đã không còn nhìn thấy ánh sáng.

Được nhóm nghiên cứu gọi là “con mắt y sinh”, thiết bị này là sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và thiết kế của tự nhiên. Nó bao gồm một võng mạc nhân tạo hình bán cầu và một chuỗi các cảm biến có khả nănng chụp và chuyển tiếp một hình ảnh trực quan. Còn làm thế nào để nó giao tiếp được với bộ não con người? Vấn đề đó…hơi phức tạp một chút!

Y học hiện đại quả thực đã đạt được những thành tựu không tưởng. Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học và bác sỹ đã đưa ra nhiều phương thức nhằm thay thế một vài trong số những thành phần thiết yếu của cơ thể người bằng các phiên bản nhân tạo, với mục tiêu khôi phục lại chất lượng cuộc sống của một người, hay thậm chí là cứu họ thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Tuy nhiên, mắt là một thành phần khá đặc biệt, và cách chúng giao tiếp với bộ não khiến việc thiết kế một phiên bản nhân tạo, rồi sau đó cấy ghép vào cơ thể, không chỉ đơn thuần là “cắm và chạy” như các thành phần khác. Để thiết bị này tương tác được với bộ não con người là một rào cản lớn cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa.

Thách thức lớn nhất mà các nhà nghiên cứu đã vượt qua là đưa công nghệ vào một khối cầu mà sau này sẽ dùng để cấy ghép vào cơ thể. Họ thực ra chưa thử nghiệm thiết bị trên một sinh vật sống, nhưng điều đó không sớm thì muộn cũng sẽ diễn ra.

Theo tờ Daily Mail đưa tin thì các nhà nghiên cứu hiện đã sẵn sàng thử nghiệm trên cả động vật lẫn con người. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm, và các nhà khoa học nhấn mạnh rằng thiết bị ở tình trạng hiện tại chỉ là khởi đầu của những điều khả thi khác sẽ xuất hiện trong vài năm tới.

Ở tình trạng hiện nay, khả năng dựng hình của con mắt sinh học chưa phải ở mức tốt nhất. Nó cho ra một hình ảnh độ phân giải thấp, phù hợp cho việc dựng hình các ký tự trong bảng chữ cái, nhưng các hình ảnh phức tạp hơn sẽ đòi hỏi mật độ các cảm biến cao hơn. Nghe có vẻ như là một vấn đề khó nhằn, nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng khi công nghệ tiến hóa hơn, mật độ cảm biến và độ phân giải của hình ảnh cho ra sẽ có thể đánh bại cả mắt thật của con người.

Mắt tổng hợp còn đang được xem xét để ứng dụng vào ngành công nghiệp robot. Có thể bạn cho rằng một con robot với trí tuệ nhân tạo bước đi loanh quanh, nhìn ngó mọi thứ bằng cặp mắt còn tinh tường hơn cả những người tạo ra nó quả thật hơi…rợn tóc gáy, nhưng đó là chuyện của tương lai.

Theo Trí Thức trẻ

Đọc thêm

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên phát hiện trong loài cầu gai vàng có nhiều hợp chất có dược tính tiềm năng, tìm cách nghiên cứu chiết xuất.