Phát hiện “vòng tròn lửa” cách Trái Đất 11 tỷ năm ánh sáng

Trong dữ liệu hơn 4.000 thiên hà được phát hiện, R5519 phát ra ánh sáng mạnh mẽ và có cấu trúc hình vòng rõ ràng nhất.

Phát hiện “vòng tròn lửa” cách Trái Đất 11 tỷ năm ánh sáng

Thiên hà R551 có cấu trúc hình vòng rõ ràng nhất trong danh sách 4.000 thiên hà được phát hiện. Ảnh: James Josephides/Swinburne Astronomy Productions.

Trong nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Nature Astronomy ngày 26/5, một nhóm nhà khoa học đã cung cấp hình ảnh chi tiết thiên hà vành đai R5519, được phát hiện nhờ quét dữ liệu từ kính viễn vọng Hubble Space và quan sát từ Đài thiên văn W.M. Keck ở Hawaii, Mỹ.

R5519 cách Trái Đất khoảng 11 tỷ năm ánh sáng, có nghĩa là nó được hình thành chỉ vài tỷ năm sau khi vũ trụ xuất hiện từ Vụ nổ lớn (Big Bang) khoảng 13,8 tỷ năm trước.

Trong khoảng 4.000 thiên hà được phát hiện, R5519 phát ra ánh sáng mạnh nhất và có cấu trúc vòng rõ ràng nhất. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn và phát hiện ra nhiều điều thú vị về thiên hà này.

“Chúng tôi chưa bao giờ thấy một thứ gây tò mò nhiều như vậy”, Tiantian Yuan, nhà thiên văn học tại Đại học Swinburne Australia và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết.

Trong quá trình nghiên cứu về R5519, Yuan và các cộng sự phát hiện một thiên hà đồng hành mang tên G5593.

Các nhà khoa học đặt giả thuyết 2 thiên hà này nhiều lần va chạm vào nhau. Ở thời điểm khoảng 40 triệu năm trước, G5593 đã chạm mạnh và “xâm nhập” vào R5519, tách thiên hà này thành hình dạng vòng như hiện nay.

Nếu giả thuyết trên là đúng, thì sự hình thành của R5519 là cực kỳ hiếm, chỉ 1/1.000 vũ trụ được hình thành theo cách như vậy.

Vẫn còn nhiều ẩn số về sự xuất hiện của thiên hà hình vòng lửa này. “Chúng tôi không biết nó được tạo ra từ vụ va chạm đầu tiên hay không, cần nhiều dữ liệu hơn để có thể kết luận”, Yuan nói.

Các nhà thiên văn học sẽ phải thu thập nhiều dữ liệu hơn để chắc chắn thiên hà hình nhẫn này được gây ra bởi một vụ va chạm, chứ không phải từ quá trình phát triển tự nhiên.

Nhóm tác giả của nghiên cứu trên cho biết sẽ sử dụng Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA sắp ra mắt, để trả lời cho những phần chưa sáng tỏ về thiên hà R5519.

Yuan cho biết cô đã tìm ra một thiên hà có cấu trúc vòng khác, khả năng cao được tạo thành từ một vụ va chạm tương tự trong quá khứ, và nó lớn hơn R5519 khoảng 1 tỷ năm.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.