50 năm nền văn học nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất

Các thế hệ nhà văn Hà Tĩnh với việc khai thác đề tài lịch sử trong văn học

(Baohatinh.vn) - Sau khi đất nước thống nhất, cùng các nhà văn trên cả nước, các thế hệ nhà văn của Hà Tĩnh cũng đã bước vào khai thác đề tài lịch sử và có những thành công nhất định.

Không kể thế hệ nào, đề tài lịch sử là một thách thức lớn đối với các tác giả. Nó bắt buộc người viết phải dụng công hơn trong việc tìm, đọc, hiểu tài liệu về vấn đề mà mình định viết nhưng không có nghĩa là nó quá khó. Nhiều nhà văn cho rằng, việc đưa tư liệu lịch sử nhiều hay ít vào trong tác phẩm của mình không phải là điều quan trọng, vì viết truyện lịch sử là sáng tác dựa trên một câu chuyện hay một nhân vật lịch sử nào đó chứ không phải là chép lại lịch sử. Điều quan trọng là người viết có thực sự thấm thía nhân vật hay câu chuyện lịch sử đó hay không và nó có đủ sức mạnh để thôi thúc buộc tác giả phải cầm bút để viết về nó?

bqbht_br_70d4220618t56189l0.jpg
Những trầm tích văn hóa, lịch sử của quê hương Hà Tĩnh là đề tài quý giá để các nhà văn khai thác.

Đề tài lịch sử trong văn học gồm hai mảng lớn: viết về thời kỳ trung đại (quá khứ đã lùi xa, từ thế kỷ I đến giữa thế kỷ XX) và thời kỳ kháng chiến kiến quốc (quá khứ gần, từ 1945 đến nay). Viết về thời kỳ trung đại, đó là lịch sử đã lùi xa với những giai đoạn lịch sử đau thương, những vương triều và danh nhân nổi tiếng, cả những nhân vật lịch sử còn tồn nghi, còn những góc khuất.

Trong các loại hình nghệ thuật về đề tài lịch sử, tiểu thuyết chiếm nhiều ưu thế có khả năng tái hiện bức tranh đa dạng, cực kỳ phong phú của cuộc sống, giúp người đọc hiểu cụ thể và toàn diện hiện thực xã hội muôn màu nhà văn muốn phản ánh. Xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử luôn là thách thức lớn với người cầm bút, tiêu biểu nhất có nhà văn Nguyễn Huy Tưởng với “Đêm hội Long Trì” (tiểu thuyết), “Vũ Như Tô” (kịch), “An Dương Vương xây thành Ốc”, “Cột đồng Mã Viện”, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, “An Tư”, “Kể chuyện Quang Trung” (truyện thiếu nhi)…

11233.jpg
Trích đoạn phim Đêm hội Long Trì chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

Từ năm 1975 trở lại đây, đội ngũ nhà văn viết về lịch sử hùng hậu hơn nhiều. Các cây bút thành công xuất sắc ở đề tài này gây được tiếng vang trong dư luận như: “Mẫu Thượng ngàn”, “Hồ Quý Ly”, “Đội gạo lên chùa” (Nguyễn Xuân Khánh), "Bão táp triều Trần" (Hoàng Quốc Hải), "Dàn thiêu" (Võ Thị Hảo), "Gió lửa" (Nam Giao)… và nữa, “Sương mù tháng Giêng”, “Đôi mắt Đông Triều” (Uông Triều) đã “châm ngòi” cho nhiều cuộc tranh luận về hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử.

Có một vấn đề khiến độc giả cũng như giới phê bình băn khoăn là hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử nên ở mức độ nào; có tỷ lệ giữa hiện thực và hư cấu trong tác phẩm lịch sử hay không bởi không riêng gì đề tài lịch sử mà bất cứ đề tài nào cũng cần hư cấu. Tất nhiên, hư cấu lịch sử thì khó hơn và cũng rất nhạy cảm. Vì lịch sử là một cái gì đó đã đi vào tiềm thức, đã qua sách giáo khoa, đã được sàng lọc rồi, bây giờ các nhà văn viết khác đi thì chuyện tranh cãi là không tránh khỏi. Và, chính sự mạo hiểm, nguy hiểm ở trong từ hư cấu đó tạo nên sự hấp dẫn của đề tài lịch sử.

154d1102014t1783l4-kieu21.jpg
Tạo hình 3 nhân vật chính: Thúc Sinh, Thúy Kiều, Hoạn Thư trong phim điện ảnh “Kiều” của đạo diễn Mai Thu Huyền. Ảnh: Internet.

Không nằm ngoài dòng chảy đó, những nhà văn Hà Tĩnh đã có những đóng góp nhất định khi viết về đề tài lịch sử nói về con người và vùng đất Hà Tĩnh, đó là một lợi thế khiến các nhà văn Hà Tĩnh từng bước có những khẳng định với đề tài này. Thế hệ trước có Kịch tác gia Phan Lương Hảo (giải thưởng Nhà nước về VHNT) với những vở kịch nổi tiếng: “Cô Tám” (1973), “Mai Thúc Loan” (1985), “Xôn xao rừng quế” (1990), “Huyền thoại núi Hồng” (1998)… Nhà văn Đức Ban (giải thưởng Nhà nước về VHNT) với “La Sơn Nguyễn Biểu” (kịch dài); “Lửa Ngàn Sâu” (kịch dài), “Trăm năm ngàn năm Hải Thượng Lãn Ông”.

bqbht_br_b1.jpg
Một cảnh trong vở kịch “Trăm năm ngàn năm Hải Thượng Lãn Ông” của nhà văn Đức Ban

Và gần đây nữa, những tác giả trẻ Hà Tĩnh đã gây được dấu ấn khi sáng tác về đề tài lịch sử. Có thể kể đến tác giả Trần Quỳnh Nga với các truyện ngắn: “Chuyện cũ như mây dần trôi” (viết về Hải Thượng Lãn Ông), “Bóng dáng người xưa” (viết về Đại thi hào Nguyễn Du), “Ức cố nhân” (viết về Nguyễn Trãi), “Trong rừng trúc” (viết về Hoàng Hoa Thám)… Trần Tú Ngọc với “Chiều Cổ Loa nổi gió”, “Giấc mơ xa xứ”, “Đêm An Kinh mây phủ”, “Ngụ ngôn tháng Tư”… hay Nguyễn Trung Tuyến với “Mây trắng đầu non”, “Mai núi”, “Cửu Khổng”… đều gây được tiếng vang trên văn đàn.

Chính sử của Việt Nam thường ghi lại những sự kiện lớn mà ít khi ghi chép lại những vấn đề cá nhân của các nhân vật lịch sử. Đó chính là mảnh đất để nhà văn xây dựng nên những nhân vật sống động, là nơi tác giả thể hiện được tài năng của mình trong nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật. Nhân vật đó như thế nào, họ có suy nghĩ gì, có tình cảm gì, điều gì đã đẩy họ đến những hành động sách sử đã ghi lại...

Kể từ khi đất nước thống nhất, một trang mới trong lịch sử và đời sống dân tộc được mở ra. Toàn dân ta tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhờ có độ lùi thời gian, nhà văn có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đọc, nghiên cứu và có nhiều cảm hứng viết về đề tài lịch sử. Đây là một mảng đề tài rộng lớn có đời sống sáng tác đa dạng. Những người viết về đề tài lịch sử ít nhiều cũng là các nhà biện khảo, họ đều có tư cách của nhà khảo cứu để làm việc với hàng núi tư liệu, đào bới trong đó để tạo nên một ý tưởng của mình.

Nhìn lại để thấy rằng, trong “nhịp độ” phát triển mới của đời sống văn học nghệ thuật, trao cho tác giả trẻ những điều kiện về không gian sáng tạo - sự bình đẳng, dân chủ, đồng thời đặt vào họ niềm tin, chính là hướng đi đầy hy vọng của sáng tạo nghệ thuật trong đề tài lịch sử.

Chủ đề 50 năm văn học nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất

Đọc thêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.