Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/2024)

Cách mạng Tháng Mười Nga - ngọn cờ khởi đầu cho thời đại mới

(Baohatinh.vn) - Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là bước ngoặt vĩ đại của Nhân dân Nga trong hành trình giành tự do và quyền lực mà còn khơi dậy hy vọng và tinh thần đấu tranh của giai cấp công nhân khắp nơi trên thế giới.

Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917, ở Nga tồn tại tình trạng 2 chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản và một bên là Xô viết các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xô viết Pê-tơ-rô-grát. Trước tình hình đó, V.I. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định, cách mạng Nga phải chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

lenin-2.jpg
V.I. Lê-nin - lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản toàn thế giới. Tranh: Tư liệu.

Tháng 4/1917, V.I. Lê-nin về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Nga. Đêm 24/10/1917 theo lịch cũ nước Nga (tức đêm 6/11/1917), khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát.

Ngày 25/10/1917, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát. Tới 2h10’ rạng sáng 26/10/1917, Cung điện Mùa Đông được giải phóng, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa vũ trang tại Pê-tơ-rô-grát kết thúc thắng lợi. Ngày 25/10/1917, theo lịch cũ nước Nga (tức ngày 7/11/1917) đã được ghi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng XHCN Tháng Mười vĩ đại.

Sau thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Nhà nước Xô viết - nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới đã chính thức ra đời. V.I.Lênin coi Cách mạng Tháng Mười Nga chưa phải là thắng lợi cuối cùng nhưng nó đã mở đầu cho một thời đại mới trong lịch sử nhân loại - thời đại giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới.

Khởi nguồn từ cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, các phong trào cách mạng vô sản trên toàn thế giới phát triển mạnh mẽ, tạo ra những chuyển biến lớn trong cục diện chính trị. Sự thức tỉnh của các dân tộc bị áp bức đã làm hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sụp đổ từng mảng lớn.

article.jpg
Cách mạng Tháng Mười Nga đã tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Nguồn: alamy.com.

Thực tế lịch sử đã chứng minh, sau khi nhà nước XHCN được khai sinh từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, nhiều nước giành được độc lập, đã lựa chọn con đường phát triển XHCN, hình thành hệ thống XHCN thế giới. Tính từ năm 1945 đến năm 1991, ở châu Âu có 9 nước đi theo con đường XHCN đó là: Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết (Liên Xô); Cộng hòa dân chủ Đức; Cộng hòa Nhân dân Ba Lan; Cộng hòa nhân dân Hungari; Cộng hòa nhân dân Bungari; Cộng hòa XHCN Rumaini; Cộng hòa XHCN Tiệp Khắc; Cộng hòa Nhân dân Anbani; Cộng hòa Liên bang XHCN Nam Tư. Ở châu Á có 5 nước XHCN: Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Cộng hòa XHCN Việt Nam; Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên; Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Ở châu Mỹ có 1 nước theo XHCN là Cộng hòa Cuba. Các nước trong hệ thống XHCN chiếm 30,7% diện tích và 34,4% dân số thế giới {1}.

Có thể thấy rằng, Cách mạng Tháng Mười Nga đã trở thành một nguồn cảm hứng sâu sắc và mạnh mẽ, thúc đẩy các phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều quốc gia thuộc địa và phụ thuộc. Đúng như V.I.Lênin đã khẳng định, Cách mạng Tháng Mười Nga đã “mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị của một giai cấp mới, giai cấp bị áp bức trong tất cả các nước tư bản và ở khắp nơi đều đang tiến tới một cuộc đời mới, tới chỗ giải phóng nhân loại khỏi ách tư bản, khỏi những cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa”{2}. Cuộc cách mạng không chỉ đơn thuần là một sự kiện trong lịch sử nước Nga, mà còn là một biểu tượng cho những khát vọng tự do và công lý của các dân tộc bị áp bức. Nhờ vào những giá trị mà cuộc cách mạng mang lại, chủ nghĩa xã hội đã dần dần vươn lên trở thành một xu hướng toàn cầu, thu hút sự quan tâm và ủng hộ từ nhiều tầng lớp nhân dân trên khắp thế giới.

122d1100632t91428l0.jpg
Sau khi nhà nước XHCN được khai sinh từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, nhiều nước giành được độc lập, đã lựa chọn con đường phát triển XHCN, trong đó có Việt Nam.

Đã 107 năm trôi qua kể từ ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thành công vang dội, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng cuộc cách mạng vẫn không mất đi những giá trị vốn có. Điều này được chứng minh rõ nét qua cuộc cải cách, đổi mới của các quốc gia XHCN như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba...

Trong đó, tại Việt Nam, công cuộc đổi mới được thực hiện từ năm 1986, hướng đến việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Những cải cách này đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, và thu hút đầu tư nước ngoài, giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Hiện nay, Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn tiếp tục được xem là ngọn cờ tiên phong, dẫn dắt cuộc đấu tranh của Nhân dân lao động trên toàn thế giới. Sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng này không chỉ dừng lại ở những biến động trong quá khứ mà còn lan tỏa và tạo động lực cho những phong trào đấu tranh hiện tại, đặc biệt trong bối cảnh nhiều quốc gia đang tìm kiếm con đường phát triển bền vững và công bằng hơn. Các minh chứng từ những quốc gia kiên định theo lý tưởng XHCN càng làm nổi bật sức sống và giá trị trường tồn của tinh thần Cách mạng Tháng Mười Nga trong hiện tại và tương lai.

Tài liệu tham khảo:

1. Vũ Thế Tùng: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội hiện nay, tr. 33 - 34.

2. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 184 - 185.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nhận định số lượng học sinh, sinh viên (HS-SV) được kết nạp Đảng chưa tương xứng với tiềm lực, Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh không ngừng thực hiện các giải pháp phát triển Đảng ở nhóm đối tượng này.
Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cả nước đang cùng lúc triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, đội ngũ cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở cần phát huy cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, tập trung hoàn thành cao nhất các kế hoạch, mục tiêu Hội nghị Trung ương 11 đã đề ra.
Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW).
Giữa tháng Tư lịch sử

Giữa tháng Tư lịch sử

Tháng Tư, từ nửa thiên niên kỷ nay, với người Việt, có thêm một tên gọi mới - tháng Tư lịch sử. Với người Hà Tĩnh - nơi từng bị chiến tranh tàn phá, tháng Tư cũng thật đặc biệt.
Chủ động công tác chuẩn bị, hướng tới tổ chức đại hội Đảng

Chủ động công tác chuẩn bị, hướng tới tổ chức đại hội Đảng

Sau thành lập, cùng với triển khai các nhiệm vụ được giao, Đảng ủy UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc đều chủ động chuẩn bị các nội dung, sẵn sàng điều kiện tổ chức đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025-2030 khi có chỉ đạo, hướng dẫn mới từ Trung ương và Tỉnh ủy.
Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Sau khi đất nước thống nhất, Hà Tĩnh đã tập trung khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy tiềm năng lợi thế, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên các lĩnh vực. Hà Tĩnh từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực cũng như cả nước.
Cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới, sáng tạo, hiệu quả; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đưa chuyển đổi số vào lãnh đạo, điều hành, cải cách hành chính; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ...