Cảm động bộ ảnh “Di sản quý giá” của Việt Nam

Bộ ảnh “Di sản quý giá” được thực hiện bởi một nhiếp ảnh gia người nước ngoài - Rehahn, người dành nhiều tình cảm với di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam. Rehahn đã thực hiện một cuộc hành trình 10 năm để đến với các bản làng xa xôi nhất…

cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam

Bộ ảnh “Di sản quý giá” ngay khi sắp hoàn tất đã được tờ tạp chí kinh doanh Business Insider (Mỹ) giới thiệu trên chuyên mục du lịch. Tác giả của bộ ảnh này không ai khác chính là tay máy người Pháp vốn rất quen thuộc trên mặt báo Việt Nam - Rehahn. Ngoài ra, những bức ảnh tuyệt đẹp của Rehahn còn luôn được đăng tải trên nhiều tờ tạp chí uy tín khác.

Rehahn đã trở thành một tay máy có tiếng trong giới nhiếp ảnh du lịch với những khoảnh khắc nhiếp ảnh đầy cảm xúc và chiều sâu, phản ánh tâm hồn của cả người chụp và người được chụp.

Trong vòng 10 năm qua, nhiếp ảnh gia Rehahn đã đi đến khắp các vùng miền của Việt Nam để chụp hình các dân tộc thiểu số trong trang phục truyền thống và nơi sinh sống đặc trưng của họ. Tình yêu dành cho nhiếp ảnh đã đưa Rehahn đến với hơn 35 quốc gia, để rồi cuối cùng anh lựa chọn Hội An để gắn bó dài lâu.

Rehahn đã gặp gỡ người dân của 40 dân tộc thiểu số tại Việt Nam chỉ trong vòng 5 năm. Quãng thời gian 5 năm còn lại, anh phải rất kỳ công đi tìm kiếm gặp gỡ những dân tộc đặc biệt ít người, sinh sống ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Những chặng hành trình vất vả mà Rehahn đã thực hiện đưa lại cho anh những bức ảnh đặc tả sự đa dạng văn hóa của các dân tộc thiểu số.

cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam

Mỗi khi đến với một bản làng xa xôi, việc đầu tiên mà Rehahn thực hiện, đó là tìm gặp những người già trong bản, những người có những câu chuyện giàu có nhất, hấp dẫn nhất về bản sắc văn hóa. Lắng nghe những câu chuyện, chụp lại những khoảnh khắc, tất cả những việc ấy đã tạo nên một hiệu ứng đặc biệt đối với Rehahn.

Khi người già trong các bản làng nói về văn hóa đặc trưng của họ, Rehahn nhận thấy đôi mắt đã mờ đục bỗng như được thắp lửa, sáng rực và tươi vui. Khi tâm hồn họ trở về những quãng thời gian xa xăm, khi họ còn trẻ trung, trai tráng, còn thường xuyên diện những bộ trang phục dân tộc đi làm đồng áng, đi dự lễ hội, gương mặt người già cũng sáng bừng lên vẻ tự hào.

Nhưng đồng thời, Rehahn tin rằng anh còn nhìn thấy những tia buồn hắt lên gương mặt, ánh mắt của những người già mà anh đã gặp. Họ đều có một tâm sự chung, đó là thế hệ trẻ của bản làng bây giờ không còn hứng thú với những nét văn hóa truyền thống nữa.

Niềm tự hào đối với văn hóa của bộ tộc mình là điều mà những người già mong muốn được thấy ở người trẻ, nhưng họ không biết phải làm thế nào để truyền niềm tự hào thiêng liêng ấy cho thế hệ kế tiếp.

cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam

Những câu chuyện như vậy đã truyền cảm hứng cho Rehahn thực hiện bộ ảnh “Di sản quý giá” tính đến nay đã sắp hoàn thành và bắt đầu được trưng bày tại Hội An trong những ngày cuối năm Bính Thân, ngay trước thềm năm mới Đinh Dậu.

Ghi lại hình ảnh và câu chuyện về các nền văn hóa thiểu số đã đưa Rehahn tới với một sứ mệnh nhiếp ảnh. Sau khi tiếp xúc với nhiều nền văn hóa thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt là những bộ tộc còn quá ít người, Rehahn lại càng khao khát ghi lại hình ảnh, câu chuyện của tất cả 54 dân tộc sinh sống trên dải đất hình chữ S.

Chia sẻ với Business Insider, Rehahn khẳng định bộ ảnh “Di sản quý giá” chính là dự án nhiếp ảnh quan trọng nhất trong cuộc đời anh.

Nhiều bộ tộc mà Rehahn đã gặp đang ngày càng thu nhỏ lại về số lượng, tiếp xúc với họ, Rehahn có cảm giác như một phần văn hóa đang sắp chìm vào giấc ngủ sâu vĩnh viễn mà không ai có thể làm bất cứ điều gì để đánh thức dậy nữa. Rehahn đã gặp những người trẻ thuộc các dân tộc thiểu số, khi được hỏi về nét văn hóa của dân tộc mình, họ không thể kể gì nhiều.

cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam

Người trẻ ở các bộ tộc giờ đây đều muốn rời khỏi bản làng xa xôi, hẻo lánh của mình để lên thành phố tìm kiếm việc làm, có được tương lai ổn định hơn, họ tạo thành một câu chuyện mới về một thế hệ mới, để lại đằng sau những di sản văn hóa truyền thống giờ đây chỉ còn những người già gìn giữ.

Chính câu chuyện này và sự cấp bách của nó đã khiến Rehahn thực hiện dự án “Precious Heritage” - “Di sản quý giá”, bởi khi đưa tới người xem bộ ảnh này, Rehahn biết rằng đang có những bộ tộc ngày càng thu hẹp về số lượng, những người già cuối cùng còn am hiểu về đời sống văn hóa truyền thống của bộ tộc mình cũng đang dần ra đi.

Rehahn đã gặp những bộ tộc nơi không người trẻ nào còn biết cách thực hiện trang phục truyền thống. Cũng có những bộ tộc chỉ còn người già lưu giữ lại vài bộ trang phục truyền thống như là kỷ vật, còn lại, đa phần người trong bản đều chuyển sang mặc quần áo “hiện đại”. Rehahn đã phải tìm tới những người già để có thể chụp ảnh các bộ trang phục truyền thống này.

Đó là chưa kể số người có thể nói thành thạo tiếng dân tộc trong các bản làng cũng ngày càng giảm sút, đa phần họ là những người già. Số lượng người có thể đọc hoặc viết tiếng dân tộc lại càng ít hơn. Những tài liệu, thư tịch cổ phản ánh về một thứ ngôn ngữ đã từng tồn tại, trải qua thời gian, đã thất lạc quá nhiều, thậm chí không còn mấy nữa.

cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam

Trên trang chia sẻ ảnh của Rehahn, bài viết giới thiệu về bộ ảnh “Di sản quý giá” đã đặt ra một câu hỏi nhức nhối: Bản chất của con người là tiếp tục tiến lên, phát triển, điều đó là lẽ thường, nhưng sẽ đến một lúc chúng ta nhìn lại và muốn biết về di sản của mình.

Đó sẽ là những câu chuyện về các tòa nhà cao tầng, về bầu trời nhỏ hẹp trong thành phố, về áp lực cuộc sống đô thị; hay là, những câu chuyện về cao nguyên xanh, về truyền thống rực rỡ và niềm tự hào?

Trong quá trình thực hiện bộ ảnh “Di sản quý giá”, Rehahn đã đặt mục tiêu cho mình phải gặp được đầy đủ 54 dân tộc của Việt Nam. Anh đã lắng nghe những câu chuyện văn hóa, chứng kiến những nghi thức tín ngưỡng.

cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam

Hiện tại, Rehahn đã sưu tập được 30 bộ trang phục dân tộc và vẫn đang tiếp tục sưu tầm để phục vụ triển lãm mở ra tại Hội An. Tháng 9/2016, Rehahn đã từng mở triển lãm “Di sản quý giá” tại Pháp, anh dự định sẽ tổ chức triển lãm dài lâu tại Hội An và khi cơ hội xuất hiện, sẽ đem triển lãm đến với nhiều nước trên thế giới.

Trong bài viết giới thiệu về dự án “Di sản quý giá”, Rehahn đã chia sẻ về mong muốn thực hiện một bảo tàng chuyên dành để triển lãm những bức ảnh, hiện vật văn hóa của các dân tộc thiếu số, đặt tại Hội An. Giờ đây, trong những ngày cuối tháng 1/2017, ngay trước thềm năm mới Đinh Dậu, triển lãm ấy đã được mở ra trên phố Phan Bội Châu.

cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam

Mong ước sau cùng của Rehahn với dự án này, chính là viết được một cuốn sách về từng bộ tộc mà anh đã tiếp xúc. Một cuốn sách phản ánh đầy đủ những nét văn hóa đa dạng và giàu có của từng bộ tộc, mà những bức ảnh và hiện vật trưng bày vẫn chưa thể phản ánh hết.

Rehahn hy vọng rằng việc một người nước ngoài tìm đến ghi lại những hình ảnh, câu chuyện văn hóa của các bộ tộc thiểu số sẽ giúp những bộ tộc này nhìn thấy được sự trân trọng đối với nền văn hóa độc đáo của họ. “Nhìn lại quá khứ chính là cách để hướng tới tương lai” - đó là câu kết trong bài viết trên trang chia sẻ ảnh của Rehahn khi nói về “Di sản quý giá”.

Cảm động bộ ảnh “Di sản quý giá” của Việt Nam:

cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
cam dong bo anh di san quy gia cua viet nam
Theo dantri.com.vn

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.