Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện có gần 2.300 ha cam, trong đó có gần 1.700 ha cho thu hoạch. Dịp này, trên các vườn đồi, người dân bắt đầu cắt quả. Với giá bán khá cao nên bà con rất phấn khởi.
Thời điểm này, các giống cam giòn, cam chanh tại vùng trà sơn ở Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bắt đầu chín. Hiện giá cam xuất bán ra thị trường cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 5 - 10 ngàn đồng/kg nên bà con nông dân rất phấn khởi, kỳ vọng một mùa thu hoạch bội thu.
Hiện tại, tổng kho của chuỗi siêu thị Co.opmart toàn quốc đã thu mua khoảng 15 tấn cam Vũ Quang (Hà Tĩnh) với giá 20.000 đồng/kg cho các nhà vườn địa phương.
Sau khi được tổng kho của chuỗi siêu thị Co.opmart Việt Nam ký hợp đồng thu mua, sản phẩm cam Vũ Quang (Hà Tĩnh) ngoài ổn định được giá còn có cơ hội được quảng bá thương hiệu đến nhiều vùng miền trên cả nước.
Dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm, nhưng nhờ ứng dụng bán hàng qua mạng, nhiều hộ trồng cam ở Hà Tĩnh vẫn khá thành công trong tiếp cận thị trường.
Chị Từ Thị Lệ ở thôn Hợp Đức, xã Hương Minh, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa hăng say lao động, chăm lo phát triển kinh tế gia đình, vừa năng nổ trong công tác của Chi hội Nông dân...
Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), nhờ thời tiết thuận lợi và nông dân chăm sóc tốt, sản lượng cam toàn huyện năm 2021 ước đạt khoảng trên 4.000 tấn.
Sau cơn mưa “giải nhiệt”, những này này nông dân trồng cam, bưởi ở xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) khẩn trương tiến hành bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
Đằng sau sự thành công của nhiều người trẻ Hà Tĩnh khi tự mình khởi nghiệp là muôn nỗi khó khăn, nhưng hơn hết, sự tin tưởng, ủng hộ của những người thân trong gia đình là động lực để họ dấn thân, phấn đấu.
Ảnh hưởng từ đợt mưa lũ vừa qua khiến hàng trăm ha cam đến kỳ thu hoạch ở các địa phương như Can Lộc, Hương Khê, Vũ Quang... (Hà Tĩnh) bị thối rụng, ảnh hưởng lớn đến sản lượng vụ cam cả tỉnh năm 2020.
Khởi nghiệp với 10 triệu đồng mua cây giống, đến nay, anh Phạm Ngọc Thưởng (xã Kim Hoa, Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã sở hữu trang trại 15 ha, lợi nhuận hàng năm hơn 2 tỷ đồng.
Mô hình nuôi tôm công nghệ trong bể tròn của ông Lê Hiến ở xã Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả cao. Từ đó, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm ở vùng Bãi Rào.
Là một trong những vựa cam lớn nhất Hà Tĩnh, Vũ Quang đang tập trung xây dựng các mô hình trồng theo tiêu chuẩn VietGap và phấn đấu trong năm 2020 này địa phương sẽ có thêm 200 ha theo hướng thâm canh, an toàn...
Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 3 có 88 gian hàng. Trong đó, có 48 gian hàng cam, bưởi, hoa quả và 40 gian hàng sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp được bài trí công phu, đẹp mắt, thực sự “níu chân” khách tham quan.
Công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 3 – năm 2019 đang được các đơn vị tham gia và ban tổ chức gấp rút hoàn thành.
Chiều 20/12, UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) phối hợp với Công ty Cổ phần Kiểm nghiệm và chứng nhận FAO tổ chức trao giấy chứng nhận sản phẩm cam đạt tiêu chuẩn VietGAP cho các tổ chức, cá nhân trồng cam thuộc các xã Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trường (Hương Sơn).
Việc xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận “Cam Sơn Mai” (Hương Sơn, Hà Tĩnh) sẽ góp phần xây dựng và bảo vệ thương hiệu đặc sản của địa phương, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Đến thời điểm hiện tại, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã có quyết định thành lập và xúc tiến việc ra mắt Hiệp hội Trồng cam Thượng Lộc. Đây được xem là giải pháp để nâng cao giá trị của sản phẩm cam vùng trà sơn, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.
Cam Sơn Mai - sản vật đặc biệt, gắn liền với khí hậu với thổ nhưỡng của vùng đất Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là niềm vui của hàng nghìn hộ làm vườn trên địa bàn.
Chịu ảnh hưởng bởi sự khắc nghiệt của thời tiết, sâu bệnh, nhưng cam Khe Mây ở xã Hương Đô (Hương Khê – Hà Tĩnh) năm nay vẫn đơm hoa, kết trái trĩu cành. Những quả cam mang lại giá trị kinh tế cao bởi chất lượng của một thương hiệu.
Hứng chịu những khắc nghiệt của thời tiết nhưng cam Khe Mây ở xã Hương Đô (Hương Khê – Hà Tĩnh) năm nay vẫn trĩu quả và được giá bởi chất lượng của một sản phẩm thương hiệu.
Sáng nay (31/10), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức trao giấy chứng nhận VietGap cho HTX Nông nghiệp cam Khe Mây Long Nhâm, xã Hương Đô (Hương Khê – Hà Tĩnh).
Với mục tiêu xây dựng “thủ phủ” trồng cam chất lượng cao vùng bán sơn địa, từ năm 2018 đến nay, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã phát triển được hơn 12 ha cam chất lượng cao. Đây được xem là mũi đột phá trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.
Những vườn cam chanh đạt chuẩn Vietgap ở Hà Tĩnh đã bắt đầu rục rịch vào kỳ thu hoạch. Những cây cam trĩu quả cho năng suất, sản lượng cao đang được các chủ vườn chăm sóc cẩn thận hứa hẹn mang về tiền tỷ.
Hai HTX đầu tiên của Hà Tĩnh vừa được Công ty TNHH Công nghệ NHO (doanh nghiệp được Bộ NN&PTNT ủy quyền đánh giá độc lập) chứng nhận đạt chuẩn VietGap cho sản phẩm lúa gạo sau khi tham gia mô hình sản xuất lúa gạo tập trung do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai.