Hành trình đưa sản vật “Cam Sơn Mai” đạt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

(Baohatinh.vn) - Cam Sơn Mai - sản vật đặc biệt, gắn liền với khí hậu với thổ nhưỡng của vùng đất Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là niềm vui của hàng nghìn hộ làm vườn trên địa bàn.

Hành trình đưa sản vật “Cam Sơn Mai” đạt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Kể từ khi cam Sơn Mai bén rễ trên đất Hương Sơn đến nay, chất lượng, sản lượng không ngừng tăng lên, mang hiệu quả kinh tế cao cho người trồng cam.

Cam chanh ở Hương Sơn được biết đến với thương hiệu Cam Sơn Mai xuất hiện khá sớm, được trồng nhiều ở các xã Sơn Mai, Sơn Trường, Sơn Thủy, Sơn Phúc... Mấy năm gần đây, nhiều địa phương khác cũng đã nhân giống đưa vào trồng đại trà trên các vườn đồi, vườn nhà.

“Cam Sơn Mai có hương vị thơm đặc trưng, vị ngọt thanh, đậm đà. Việc cam Sơn Mai được cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là sự kiện trọng đại đối với những người làm vườn chúng tôi bảo vệ thương hiệu đặc sản của địa phương, nâng cao vị thế, danh tiếng, sức cạnh tranh trên thị trường” - ông Đỗ Trọng Hòa – người trồng cam ở thôn Long Thủy, xã Sơn Thủy bày tỏ sự vui mừng.

Hành trình đưa sản vật “Cam Sơn Mai” đạt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Cam Sơn Mai có hương vị thơm đặc trưng, vị ngọt thanh, đậm đà.

Theo ông Hòa, để quả cam đạt chất lượng tốt, năng suất cao, trước hết là phải chọn giống tốt, sau đó điều quan trọng là chăm sóc đúng kỹ thuật. Trong đó, chú trọng phân bón vi sinh, phân hữu cơ. Vườn cam chúng tôi sản xuất cam sạch bằng việc sử dụng bẫy côn trùng thân thiện với môi trường để hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Hành trình đưa sản vật “Cam Sơn Mai” đạt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu cam Sơn Mai được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 335147, với màu sắc: Đỏ, xanh lá, vàng, trắng. Nhãn hiệu được

Cam Sơn Mai là một sản vật đặc biệt, gắn liền với khí hậu với thổ nhưỡng của vùng đất Hương Sơn. Hiện nay, hầu hết các nhà vườn đã liên kết với nhau thành lập các nhóm hộ, Tổ hợp tác, HTX để sản xuất cam sạch đạt chuẩn VietGap, đáp ứng với nhu cầu của thị trường cũng như xu hướng sản xuất nông sản an toàn và nông sản hữu cơ. Chính các yếu tố đất đai, nguồn nước và kỹ thuật chăm sóc đã tạo nên “thương hiệu” cam Sơn Mai của vùng đất Hương Sơn - Hà Tĩnh.

Hành trình đưa sản vật “Cam Sơn Mai” đạt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Từ giá trị kinh tế được khẳng định qua thực tiễn sản xuất, những năm qua, huyện Hương Sơn đã chỉ đạo các địa phương quy hoạch vùng, mở rộng diện tích

Chủ tịch UBND xã Sơn Mai Trần Ngọc Kiên cho biết: “Cam là giống cây ăn quả chủ lực của xã với diện tích trên 300ha, đem lại nguồn thu nhập chính, chiếm khoảng 65% tổng thu nhập của địa phương. Mấy năm gần đây, xã chú trọng chỉ đạo và hướng dẫn nhân dân nâng cao chất lượng sản phẩm. Toàn xã hiện có trên 20 THT, HTX, tổ nhóm sản xuất cam VietGAP”.

Từ giá trị kinh tế được khẳng định qua thực tiễn sản xuất, những năm qua, huyện Hương Sơn đã chỉ đạo các địa phương quy hoạch vùng, mở rộng diện tích và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó đặc biệt chú trọng tuyển chọn giống, sử dụng phân bón hợp lý để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Toàn huyện hiện có trên 1.200 ha cam chanh, trong đó diện tích cho quả khoảng 600ha. Năng suất bình quân 14,5 tấn/ha, sản lượng khoảng 8.700 tấn/năm, đem về nguồn thu cho các nhà vườn trên 217 tỷ đồng mỗi năm.

Hành trình đưa sản vật “Cam Sơn Mai” đạt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Nhờ chất lượng ngày càng nâng lên, nhiều nhà vườn ở đây không cần phải đưa cam xuống chợ, mà khách hàng các nơi tìm về để thu mua.

Nhờ chất lượng ngày càng nâng lên, nhiều nhà vườn ở đây không cần phải đưa cam xuống chợ, mà khách hàng các nơi tìm về để thu mua. Thời điểm chính vụ giá cam bình quân đạt từ 25 - 30 nghìn đồng/kg. Một số nhà vườn có giống cam chín muộn vào dịp tết Nguyên đán giá có thể lên tới 50 – 70 nghìn đồng/kg.

Hành trình đưa sản vật “Cam Sơn Mai” đạt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Lãnh đạo huyện Hương Sơn trao giấy chứng nhận đủ điều kiện để cấp quyền sử dụng nhãn hiệu cho các hộ trồng cam trên địa bàn

Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Kiều Hưng cho biết, sau khi cam Sơn Mai được cấp nhãn hiệu chứng nhận, UBND huyện các phòng chức năng phối hợp với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, quản lý tốt chứng nhận nhãn hiệu, lựa chọn các hộ sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện để cấp quyền sử dụng nhãn hiệu. Trong công tác sử dụng nhãn hiệu sẽ tăng cường liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá sản phẩm, xây dựng sản phẩm OCOOP để ổn định thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.