Nông dân Hà Tĩnh xót xa nhìn hàng trăm ha cam rụng quả vì mưa lũ

(Baohatinh.vn) - Ảnh hưởng từ đợt mưa lũ vừa qua khiến hàng trăm ha cam đến kỳ thu hoạch ở các địa phương như Can Lộc, Hương Khê, Vũ Quang... (Hà Tĩnh) bị thối rụng, ảnh hưởng lớn đến sản lượng vụ cam cả tỉnh năm 2020.

Video: Nông dân Vũ Quang xót xa nhìn hàng tấn cam "trôi" theo mưa lũ

Ông Đặng Văn Việt ở thôn Anh Hùng (Thượng Lộc, Can Lộc) cho biết: “Mưa lớn liên tục nhiều ngày khiến vườn cam của chúng tôi bị thối rụng ước lượng khoảng 10 tấn quả. Nhìn cam rụng tôi rất xót của nhưng không biết làm thế nào".

Nông dân Hà Tĩnh xót xa nhìn hàng trăm ha cam rụng quả vì mưa lũ

Hố xử lý rác sâu 6m, rộng khoảng 9 m2 của gia đình ông Đặng Văn Việt (xã Thượng Lộc - Can Lộc) lấp đầy gần 10 tấn cam rụng

Được biết, ông Việt trồng 2 ha cam, với hơn 1.000 cây, vụ cam năm 2019, sản lượng đạt 30 tấn quả, ông thu về 900 triệu đồng. Vụ cam năm nay, dù ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kéo dài nhưng nhờ chăm sóc tốt nên vườn cam của ông cũng ước đạt sản lượng bằng năm ngoái. Vậy nhưng, chưa kịp thu hoạch thì đợt mưa lớn vừa qua đã làm thiệt hại 1/3 sản lượng cả vụ.

Nông dân Hà Tĩnh xót xa nhìn hàng trăm ha cam rụng quả vì mưa lũ

Cam rụng ồ ạt do mưa lớn nhiều ngày khiến ông Đặng Văn Việt thất thoát hàng trăm triệu đồng.

Chưa biết cách khắc phục, những ngày vừa qua, vợ chồng ông Việt tranh thủ hái bán nhưng chỉ bán được số lượng nhỏ lẻ giá rẻ từ 10-15 ngàn đồng/kg, do các mối thương lái quen thuộc ngoại tỉnh như: Đà Nẵng, Huế... chưa đến được.

Ông Phan Công Nhẫn ở thôn Anh Hùng (Thượng Lộc) trồng 1 ha cam, cũng bị rụng mất khoảng 3 tấn quả. Do vườn cam lâu năm, quả chín sớm nên ông đã bắt đầu bán từ hơn 1 tháng trước. Tranh thủ những ngày sau mưa vừa qua, ông đã khẩn trương “bán tháo” cho tiểu thương hết số quả còn lại.

Nông dân Hà Tĩnh xót xa nhìn hàng trăm ha cam rụng quả vì mưa lũ

Tình trạng cam thối rụng diễn ra tại nhiều vườn cam ở Thượng Lộc (Can Lộc)

Thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Can Lộc cho biết, trong số hơn 400 ha trồng cam trên toàn huyện, rất nhiều diện tích có hiện tượng thối rụng quả nhưng có khoảng 58 ha bị ảnh hưởng nặng, ước tính sản lượng thiệt hại hàng trăm tấn.

Tình trạng cam bị thối rụng sau đợt mưa lớn vừa qua còn diễn ra ở nhiều địa phương ở Hương Khê.

Ông Nguyễn Văn Trị, 72 tuổi, ở thôn Đông Trà (Hương Trà, Hương Khê) cho biết: “Suốt trong và sau đợt mưa lớn gây lũ lụt vừa qua, cam vườn nhà tôi và nhiều hộ gia đình khác ở Hương Trà bị rụng rất nhiều. Riêng gia đình tôi trồng 5 sào với 150 gốc nhưng đã bị rụng mất 1 tấn quả".

Nông dân Hà Tĩnh xót xa nhìn hàng trăm ha cam rụng quả vì mưa lũ

Nguyên nhân cam bị rụng nhiều là do mưa liên tục nhiều ngày gây nên nấm và bệnh vàng lá thối rễ, ngoài ra do côn trùng chích. Trong ảnh: Quả cam có hiện tượng sắp rụng

Tương tự, với diện tích trồng 1 ha, vườn cam của ông Phạm Văn Biên, ở thôn Hương Giang (Lộc Yên, Hương Khê) cũng bị thối rụng hàng tấn quả...

“Cam đã đến thời kỳ thu hoạch chúng tôi cũng không biết làm gì ngoài việc thu hái để bán cho thương lái. Dù giá rẻ nhưng cố vớt vát được đồng nào hay đồng đó", ông Nguyễn Văn Trị (Hương Trà, Hương Khê) cho hay.

Nông dân Hà Tĩnh xót xa nhìn hàng trăm ha cam rụng quả vì mưa lũ

Đối với những cây cam còn sai quả, cơ quan chức năng chỉ đạo bà con dùng các biện pháp an toàn để phòng trừ sâu bệnh, giảm thiểu thiệt hại.

Tình trạng cam rụng sau mưa lũ cũng xảy ra trên địa bàn Vũ Quang, theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang, tính đến ngày 25/10, trên địa bàn huyện có hơn 3.000 tấn cam bị rụng, tại các vườn cam tỷ lệ rụng khoảng 15 - 20% tổng số quả trên cây.

Nông dân Hà Tĩnh xót xa nhìn hàng trăm ha cam rụng quả vì mưa lũ

Ông Đoàn Quốc Hoài xót xa nhìn vườn cam rụng “trắng” gốc.

Nhìn những quả cam VietGap đang gần đến kỳ thu hoạch rụng "trắng" gốc, ông Đoàn Quốc Hoài (thôn 1, xã Quang Thọ) xót xa cho biết: “Dù đã tính toán kỹ phương án thoát nước cho vườn cam nhưng đợt mưa lũ vừa qua kéo dài, gia đình tôi “trở tay không kịp”, đành bất lực nhìn vườn cam bị mưa tàn phá. Chỉ trong vòng 4 ngày, vườn cam của tôi rụng hơn 3 tấn, thiệt hại gần 100 triệu đồng”.

Nông dân Hà Tĩnh xót xa nhìn hàng trăm ha cam rụng quả vì mưa lũ

Theo nhiều người dân, đặc tính của cây cam là rễ không chịu được ngập nước nên khi thoát nước không kịp cam sẽ bị rụng quả. Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Thọ (thôn 1, xã Ân Phú) đang thu gom cam rụng để xử lý.

Ông Nguyễn Trường Thọ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cam rụng hàng loạt ngoài do thời tiết bất thường, mưa kéo dài nhiều ngày, xen với đó là những ngày nắng to. Việc thay đổi thời tiết đột ngột khiến cây bị sốc nhiệt, quả cam bị sốc nước, nhất là các cây cam có sức đề kháng kém. Đặc biệt, độ ẩm cao tạo thuận lợi cho nấm thối quả phát triển, dẫn đến quả bị rụng".

Nông dân Hà Tĩnh xót xa nhìn hàng trăm ha cam rụng quả vì mưa lũ

Tình trạng cam bị thối, úng nước trên cây diễn ra ở hầu khắp các vườn cam trên địa bàn huyện Vũ Quang

Cũng theo ông Thọ, ngoài nguyên nhân thời tiết, việc cam rụng cũng do người dân không thực hiện kỹ thuật tỉa quả, để số lượng quá lớn trên cây. Mật độ cây trồng quá dày, chưa thực hiện kỹ thuật cắt tỉa, dẫn đến thiếu ánh sáng, tạo độ ẩm cao, thuận lợi cho nguồn nấm gây rụng quả phát triển mạnh.

“Ngay sau khi có hiện tượng cam rụng, phòng đã xuống kiểm tra thực tế, đồng thời hướng dẫn người dân vệ sinh vườn cây. Theo đó, toàn bộ số quả rụng sẽ được thu gom, chôn lấp để tránh lây lan nấm mốc sang số quả còn lại trên cây. Đồng thời, không để cam thối gây nấm mốc, làm chua đất gây ảnh hưởng đến vụ năm sau”, ông Thọ cho biết thêm.

Sau đợt mưa lớn vừa qua, một số địa phương có diện tích trồng cam trong tỉnh đã phản ánh về hiện tượng cam sắp thu hoạch bị thối rụng. Hiện chúng tôi chưa có báo cáo thống kê cụ thể thiệt hại ở từng địa phương nhưng ước tính có hàng trăm ha cam bị ảnh hưởng (diện tích trồng cam cả tỉnh khoảng 7000 ha - PV).

Hiện chúng tôi đã có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo gửi đến các đơn vị liên quan tại các địa phương hướng dẫn, hỗ trợ bà con các biện pháp phòng trừ các loại bệnh tấn công cam sau mưa lũ nhằm giúp người trồng cam giảm thiểu thiệt hại.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...