(Baohatinh.vn) - Dù không tổ chức khai hội chùa Hương Tích mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2022 nhưng Can Lộc đã linh hoạt lên 2 phương án thực hiện lễ hội quy mô cấp huyện và hoạt động du lịch tại đây.
Quảng trường và nhà điều hành Ban quản lý khu du lịch chùa Hương Tích.
Theo Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 7/1/2022 của UBND huyện Can Lộc, lễ hội và các hoạt động du lịch tại chùa Hương Tích năm 2022 sẽ được triển khai theo 2 phương án.
Phương án thứ nhất, trong điều kiện dịch COVID-19 được kiểm soát tốt và được UBND tỉnh cho phép, huyện sẽ tổ chức lễ khai hội du lịch chùa Hương Tích năm 2022 ở quy mô cấp huyện.
Theo đó, lễ khai hội sẽ có các hoạt động văn hóa, như: chương trình văn nghệ, trò chơi dân gian... ở mức hạn chế; thời gian, quy mô và hình thức tổ chức lễ hội phải giảm công suất, số lượng người tham gia, phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19, đúng quy chế tổ chức lễ hội.
Du khách trong và ngoài tỉnh tham quan chùa Hương Tích, dịp tết dương lịch vừa qua.
Phương án 2, trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, huyện sẽ không tổ chức phần hội, thay vào đó, chỉ tổ chức phần lễ.
Cụ thể, có 2 phần lễ chính: Lễ cúng Tam Bảo đầu năm cầu cho quốc thái dân an, năm du lịch 2022 an toàn, hiệu quả vào ngày 6/2/2022 (tức mồng 6 tết Nguyên đán); Lễ Khánh đản Quán Thế Âm Bồ tát vào ngày 20/3/2022 (tức ngày 18/2 âm lịch).
Bên cạnh kế hoạch tổ chức lễ hội, huyện Can Lộc cũng xúc tiến việc quảng bá các hoạt động du lịch về chùa Hương Tích năm 2022 bằng cách phối hợp với các đơn vị inh doanh dịch vụ lữ hành, tiến hành kết nối, quảng bá điểm đến và thành lập các tour/tuyến tham quan “Danh lam đệ nhất Hoan Châu” trong mùa lễ hội và suốt cả năm 2022. Trong đó, đặc biệt chú trọng thời gian du khách nghỉ dưỡng trong mùa hè sắp tới.
Song song với chuẩn bị 2 phương án, Ban quản lý khu du lịch chùa Hương Tích đang tiến hành trang hoàng lại điểm đến chuẩn bị đón khách về tham quan trong mùa du lịch năm 2022.
Thực hiện chủ trương thích ứng, linh hoạt trong bối cảnh mới để vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế, song song với lên kế hoạch uyển chuyển, chúng tôi chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường quảng bá về các điểm đến trên địa bàn. Trong đó, việc quảng bá khu du lịch chùa Hương Tích được thực hiện rộng rãi qua nhiều kênh khác nhau, từ địa phương đến Trung ương nhằm thu hút du khách về tham quan danh thắng này trong năm 2022.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đón khoảng 22.000 lượt khách tham quan, vãn cảnh; trong đó có hơn 5.000 lượt khách lưu trú...
Mỗi độ xuân về, du khách khắp mọi miền đất nước lại nô nức trẩy hội chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh để cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình bình an và tham quan vẻ đẹp của ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Hồng.
Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, du khách từ nhiều địa phương về Khu Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) để tri ân và cầu mong năm mới bình an.
Trong 2 ngày đầu năm mới Ất Tỵ, chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) - nơi được mệnh danh là Hoan Châu đệ nhất danh lam đã đón hơn 4.000 du khách tham quan.
Đền Kinh Hạ ở phường Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đền cổ kính, linh thiêng với tục thờ thần rắn làm thành hoàng làng - một tín ngưỡng có nguồn gốc lâu đời của cư dân nông nghiệp với mong muốn mưa thuận gió hòa.
Đón xuân Ất Tỵ 2025, nhiều ngôi chùa tại Hà Tĩnh đã kỳ công dựng nên những “bức tranh xuân” đầy màu sắc phục vụ cho hoạt động tham quan, vãn cảnh của phật tử và người dân.
Những ngày này, tại các điểm đến trong quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tràn ngập sắc xuân gọi mời bước chân du khách thưởng ngoạn.
Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước và quê hương đổi mới, các con đường, góc phố của TP Hà Tĩnh đều rực rỡ cờ, hoa và ngập tràn ánh sáng chào đón Xuân Ất Tỵ 2025
Nếu được công nhận, khu dự trữ sinh quyển thế giới Vũ Quang sẽ là khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 12 tại Việt Nam - một vinh dự lớn của Hà Tĩnh và cả nước.
Lễ Hạp ấn đền Lê Khôi được TP Hà Tĩnh tổ chức nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi - vị tướng tài ba của dân tộc.
Du lịch trải nghiệm vườn đào xã Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) kết hợp các di tích lịch sử văn hóa tạo thành tour du lịch hấp dẫn du khách về thăm quê hương Tổng Bí thư Hà Huy Tập...
Với định hướng phát triển du lịch bền vững, Hương Khê (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu trở thành điểm đến yêu thích của du khách, góp phần nâng cao đời sống người dân và bảo tồn nét đẹp văn hóa miền sơn cước.
Tích cực chỉnh trang, tạo nhiều điểm check-in hấp dẫn, Khu du lịch chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã tràn ngập sắc màu, sẵn sàng chào đón du khách gần xa.
Mỗi dịp cận Tết, người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại nô nức đi chợ Gôi, chợ Choi. Họ tới chợ không chỉ để mua bán mà còn để tìm về những giá trị truyền thống của quê hương.
Tích cực chỉnh trang cơ sở vật chất, xây dựng nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, các khu, điểm du lịch ở Hà Tĩnh hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị trong dịp xuân Ất Tỵ.
Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Vườn lan hồ điệp hơn 7 vạn cây của một doanh nghiệp ở vùng ven mỏ sắt Thạch Khê (TP Hà Tĩnh) đã bước vào thời kỳ đơm nụ, nở hoa, liên tục được khách "chốt đơn" sớm.
Di sản về đạo đức, nhân cách, y học của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã để lại cho đời là những giá trị trường tồn, góp phần làm rạng danh nền y học dân tộc và lan tỏa giá trị văn hóa, con người Việt Nam với bạn bè thế giới.
Cao điểm có gần 100 công nhân cùng nhiều loại máy móc được huy động để đẩy nhanh việc hoàn thành các hạng mục thuộc Dự án tu bổ, tôn tạo di tích khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Phải mất hàng chục năm, cùng với sự kiên trì và đôi bàn tay khéo léo, người dân ở Hà Tĩnh mới có thể tạo nên những cổng nhà, hàng rào bằng xây xanh cực kỳ ấn tượng và đẹp mắt.
“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Những giai thoại gắn liền với vua Hàm Nghi và những báu vật nhà vua ban cho người dân xã Phú Gia (Hương Khê, Hà Tĩnh) được bà con lưu truyền qua nhiều thế hệ, gìn giữ cẩn thận đến ngày nay.
Đầu tư hàng chục triệu đồng cho tiểu cảnh, tăng thời gian phun bọt tuyết nhân tạo... là cách nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh thực hiện để thu hút khách hàng đến check-in mùa Giáng sinh năm 2024.
Xuất phát từ ý tưởng lưu giữ lại những những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương, xã Bình An, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) trong 50 năm đã dày công sưu tầm hàng ngàn hiện vật, tài liệu, bút tích quý hiếm.
Đầu đông, những cây mỹ nhân trên đất Thành Sen nở hoa rực rỡ. Cánh hoa mỏng manh mang sắc hồng thắm trải dài trên nhiều góc phố làm bao người đắm say...
120 hội viên Hội Nông dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) thi gói và nấu 1.800 chiếc bánh chưng dâng Thánh tại lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười năm 2024.
BQL Khu di tích đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang triển khai nhiều phần việc để phục vụ du khách trong mùa lễ hội lớn nhất năm.
Với nhiều giá trị văn hóa, tâm linh, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là địa chỉ thu hút du khách gần xa, nhất là vào mùa lễ hội.