Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chính sách đất đai!

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nội dung này được đông đảo người dân đồng tình, ủng hộ. Bất chấp thực tế đó, các thế lực thù địch, phản động, cực đoan thường xuyên tuyên truyền những luận điệu sai trái, xuyên tạc chính sách đất đai của Việt Nam, âm mưu làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chính sách đất đai!

Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Xét từ góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay thể hiện tính đúng đắn, phù hợp điều kiện cụ thể của nước ta cũng như định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta lựa chọn.

Trong thời kỳ quá độ, Việt Nam phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chấp nhận đa thành phần kinh tế, đa hình thức sở hữu để phù hợp trình độ không đồng đều của lực lượng sản xuất nhằm giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, ngay từ đầu, mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam là bảo đảm kết quả tăng trưởng kinh tế phục vụ cho lợi ích của tất cả mọi giai tầng trong xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Trong nền kinh tế Việt Nam, chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu giữ vai trò chủ đạo bởi như vậy mới giúp tạo ra sự bình đẳng về kinh tế, tạo cơ sở để người dân thực hiện quyền bình đẳng và quyền làm chủ của mình trên các lĩnh vực khác của đời sống. Do đó, đất đai với tư cách là một trong những loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng có tính chất quyết định trong phát triển kinh tế cũng thuộc quyền sở hữu toàn dân.

Từ đây có thể thấy, quan điểm cho rằng Việt Nam phát triển kinh tế đa thành phần, nhiều hình thức sở hữu thì phải thừa nhận chế độ đa sở hữu về đất đai (tức là thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai) như nhiều nước trên thế giới mới phù hợp và bảo đảm dân chủ, công bằng là hết sức võ đoán và phi lý. Ở nhiều nước tư bản hiện nay thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai gồm: sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của các cơ quan nhà nước, tuy nhiên đa phần diện tích đất ở và đất sản xuất, kinh doanh đều thuộc sở hữu tư nhân, mà chủ yếu là các nhà tư bản.

Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc tại các quốc gia này. Tất nhiên, theo quy định pháp luật khi cần Nhà nước cũng có thể thu hồi đất của tư nhân để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội hay thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-an ninh. Nhưng Nhà nước tư sản do giai cấp tư sản lập nên và sử dụng để bảo vệ tối đa cho quyền và lợi ích của mình, do đó, nếu có thu hồi, trưng dụng đất tư vì bất cứ mục đích gì thì cũng không nằm ngoài phạm vi bảo vệ và phục vụ tốt hơn cho lợi ích cho giai cấp tư sản.

Cho nên, sở hữu tư nhân, đa sở hữu về đất đai không thể trở thành cơ sở để bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế vì con người, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội như chế độ công hữu về đất đai, tất cả mọi người dân đều là chủ sở hữu của đất đai như ở Việt Nam hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc đòi hỏi từ bỏ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai để thừa nhận sở hữu tư nhân hay chế độ đa sở hữu về đất đai là nhằm mưu đồ đòi hỏi từ bỏ những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa, theo đúng ý đồ của các thế lực thù địch.

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Theo đó, Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu có thể thực hiện vai trò kiểm soát, quản lý và điều tiết các quan hệ đất đai trên cơ sở bảo đảm sự bình đẳng của người dân trong việc thực hiện các quyền với tư cách là chủ sở hữu thật sự đối với tài nguyên đất nhằm hưởng lợi tối đa từ nguồn tài nguyên này một cách công bằng; khắc phục và hạn chế ở mức thấp nhất những vấn đề liên quan đến sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập từ đất đai. Hơn nữa, việc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước Việt Nam có thể sử dụng nguồn tài nguyên này phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Như vậy, Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai là nhằm mục đích để tài nguyên đất được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích của nhân dân. Do đó, việc các thế lực thù địch đưa ra luận điệu cho rằng “sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên hình thức còn thực tế đã tước quyền sở hữu của nhân dân bởi thực chất, đất đai thuộc quyền sở hữu, quản lý của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức và những người trong bộ máy Nhà nước” là đánh tráo khái niệm nhằm mục đích dẫn đến cách hiểu sai lầm về bản chất của chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, luật pháp Việt Nam nhất là Luật Đất đai năm 2013 đã cung cấp những căn cứ để phân định rõ ràng quyền hạn cũng như trách nhiệm của người sử dụng đất (người được giao đất và người thuê đất) và người đại diện chủ sở hữu toàn dân, thống nhất quản lý đất (cơ quan nhà nước các cấp). Cụ thể: Điều 5 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: Người sử dụng đất gồm: tổ chức trong nước; hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều 7, 8 của Luật Đất đai cũng quy định rõ cá nhân nào có đủ tư cách là đại diện pháp lý trong các giao dịch đất đai của các chủ thể sử dụng đất theo Điều 5; đồng thời luật cũng phân định rõ ràng các quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai (từ Điều 13 đến Điều 21).

Như vậy, không có chuyện như các thế lực thù địch vẫn rêu rao, xuyên tạc đó là sở hữu đất đai toàn dân thì “mù mờ về pháp lý”, không tìm thấy các chủ thể trong các quan hệ pháp lý về đất đai, đặc biệt khi có những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn… về đất đai xảy ra thì không có cơ sở pháp lý để giải quyết đúng đắn, công bằng. Và càng không thể có chuyện phải chuyển từ sở hữu toàn dân sang đa sở hữu về đất đai, thừa nhận sở hữu tư nhân thì mới giải quyết được tình trạng này.

Ở các nước trên thế giới khi thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai, thừa nhận sở hữu tư nhân thì những tiêu cực, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột vẫn xảy ra khá phổ biến vì nhiều lý do mà một trong số đó là bởi Nhà nước vẫn có quyền thu hồi, trưng dụng đất tư trong những trường hợp cần thiết. Điều đó cũng rất dễ nảy sinh tình trạng lạm quyền, tiêu cực dẫn đến các tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột đất đai gây bức xúc trong dư luận xã hội. Thực tế, ở nhiều nước chính quyền đã mang xe ủi đi cưỡng chế giải tỏa đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tế của mình.

Điều này đồng nghĩa với việc sở hữu toàn dân không phải là căn nguyên của tình trạng tiêu cực, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột hay những điểm nóng về đất đai ở nước ta hiện nay. Muốn giải quyết những tiêu cực, bức xúc, tranh chấp, điểm nóng về đất đai thì phải bắt đầu từ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, quy định về quản lý, sử dụng đất; có những biện pháp tổ chức thực hiện hiệu quả chứ không phải là nằm ở việc thay đổi chế độ sở hữu.

Có thể thấy, tất cả những quan điểm phê phán chế độ sở hữu đất đai toàn dân ở Việt Nam hiện nay là mục đích thu hẹp dần và tiến tới loại bỏ vai trò của Nhà nước Việt Nam trong quản lý đất đai, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với hoạt động đất đai để làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo nhận diện, cảnh báo người dân không bị lôi kéo, tin nghe theo các thông tin sai sự thật liên quan đến vấn đề đất đai; kịp thời đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.

Tiến sĩ HOÀNG THU TRANG

Nguồn: Báo Nhân Dân

Chủ đề BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...