(Baohatinh.vn) - Hoạt động này nhằm giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nâng cao nhận thức, hành động trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trên môi trường số.
Sáng 18/3, Trung tâm Chính trị huyện Nghi Xuân phối hợp với Học viện An ninh nhân dân tổ chức lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức về môi trường số an toàn, bảo mật, hợp pháp cho cán bộ, đảng viên cơ sở.
Các đại biểu và học viên tham gia lớp học
Tại lớp bồi dưỡng, hơn 300 cán bộ, đảng viên cơ sở trên địa bàn huyện được nghe giảng viên Học viện An ninh nhân dân truyền đạt về môi trường số an toàn, bảo mật, hợp pháp; các nguy cơ gây mất an ninh, an toàn thông tin như: nguy cơ tấn công mạng, nguy cơ tấn công giả mạo, nguy cơ tấn công mã độc, nguy cơ tấn công APT, nguy cơ khi sử dụng internet…
Các trường hợp lộ bí mật Nhà nước trên không gian mạng như: đăng tải công khai thông tin, tài liệu bí mật Nhà nước trên các website, cổng thông tin, trang tin điện tử; sử dụng dịch vụ thư điện tử/tin nhắn gửi, nhận tài liệu bí mật Nhà nước; quay video, hình ảnh đăng tải trái phép; website mua, bán, trao đổi tài liệu bí mật Nhà nước; gián điệp mạng, phần mềm mã độc…
Giảng viên Nguyễn Ngọc Toàn (Khoa An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Học viện An ninh nhân dân) truyền đạt chuyên đề.
Các học viên cũng được giảng viên đưa ra các dấu hiệu máy tính, điện thoại bị nhiễm mã độc và cách thức rà soát, kiểm tra mã độc trên máy tính, đồng thời có các biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống lộ, mất bảo mật Nhà nước trên không gian mạng nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng trong hệ thống mạng…
Thông qua lớp bồi dưỡng nhằm giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở huyện Nghi Xuân nâng cao nhận thức, hành động trong công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu, đồng thời thực hiện đúng, đủ các quy định công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn huyện.
Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương.
Đến ngày 30/6/2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
Nằm trong lộ trình Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia, đảm bảo 100% hộ gia đình trên toàn quốc được tiếp cận Internet cáp quang vào năm 2025, VNPT sẽ thực hiện nâng tốc độ Internet lên hơn 3 lần, giá không đổi từ tháng 12/2024.
Giảm nghèo về thông tin được xem là một “lối mở” giúp người dân TP Hà Tĩnh tiếp cận, nắm bắt nhiều thông tin, kiến thức hữu ích, góp phần nâng cao dân trí, hướng đến thoát nghèo bền vững.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Bình dân học vụ số” phù hợp với đặc điểm, tình hình của ngành, địa phương, đơn vị, hướng tới thực hiện mục tiêu phổ cập chuyển đổi số toàn dân.
Nhờ ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, quảng bá thương hiệu nên những sản phẩm mang đậm hương vị quê nhà Hà Tĩnh đã có mặt trên cả nước và hướng tới xuất khẩu.
Với mục tiêu tạo sự tiện lợi cho người dân, thời gian qua huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tăng cường thực hiện các giải pháp chuyển đổi số, đưa các ứng dụng số vào cuộc sống.
Chương trình tập huấn giúp đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở Hà Tĩnh nâng cao năng lực trong công tác vận hành, góp phần đảm bảo an toàn thông tin mạng tại cơ quan, đơn vị.
Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng vừa được Chính phủ ban hành, các tài khoản mạng xã hội phải được xác thực số điện thoại mới được hoạt động.
17 năm kể từ khi ra mắt lần đầu, bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ, Apple vẫn tiếp tục lập kỷ lục về doanh số bán iPhone trong kết quả tài chính mới nhất.
Hà Tĩnh là 1 trong 3 địa phương có tỷ lệ hồ sơ đồng bộ lên Cổng dịch vụ công Quốc gia cao nhất và là 1 trong 14 địa phương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch trên toàn quốc.
Xây dựng thôn thông minh, hướng đến mục tiêu nông thôn mới thông minh được xác định là một trong những nội dung quan trọng của chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn tại TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Cùng với cả nước, Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn tăng tốc chuyển đổi số, sáng tạo ứng dụng số để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động.
Trung tâm VHTT Cẩm Xuyên và cán bộ phụ trách Đài Truyền thanh xã Kỳ Hà, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc trong hoạt động thông tin cơ sở năm 2024.
Hà Tĩnh sẽ tập trung cao cho công tác tuyên truyền, hướng dẫn để người dân nắm bắt, triển khai hiệu quả sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID.
Sau 10 ngày, cuộc thi trực tuyến về an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Hà Tĩnh năm 2024 đã thu hút 62.846 lượt thi, trong đó có 11.994 lượt trả lời đúng tất cả câu hỏi.
Sở Công thương Hà Tĩnh đề nghị các địa phương phát động Tháng tiêu dùng số, khuyến khích người dân tiếp cận và mua sắm an toàn trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã được đăng ký với Bộ Công thương.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) sẽ ra quân đồng loạt "đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng để phát triển kinh tế số" từ 1-10/10.