Chăm sóc sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

Thời tiết mưa phùn, nồm ẩm có thể khiến bạn dễ mắc cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn. Sau đây là một số lời khuyên để giữ gìn sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

Thời tiết lạnh và mưa làm giảm nhiệt độ cơ thể, điều này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của chúng ta, khiến chúng ta dễ dàng bị ốm hơn. Khi bị dính mưa, cơ thể cũng dễ nhiễm khuẩn hơn. Nhiệt độ lạnh cũng có thể dẫn tới hạ thân nhiệt , gây nguy hiểm cho cơ thể.

Thời tiết mưa phùn, nồm ẩm khiến bạn dễ dàng nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn và mắc cúm hơn. Sau đây là một số mẹo chăm sóc sức khỏe hữu ích mà bạn cần phải biết trong tiết trời lạnh và nồm ẩm:

1. Tránh ra ngoài khi trời đang mưa phùn

Bạn có thể dễ dàng bị cảm lạnh hơn khi dính mưa. Thời tiết nồm ẩm, lạnh và mưa phùn làm hạn chế lưu lượng máu đến các chi và các cơ quan, trong đó làm giảm lưu thông máu tới mũi, khiến cho bạn dễ dàng bị cảm cúm, cảm lạnh và viêm xoang hơn.

Trời mưa phùn, nồm ẩm, cần tránh để không dính nước mưa. Luôn mang theo ô hoặc áo mưa bên mình.

Vì vậy, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cơ thể, tránh cơ thể nhiễm lạnh. Khi ra ngoài trời nhớ mặc áo mưa để không bị ướt.

Chăm sóc sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

Với thời tiết xuân dễ dính mưa phùn này, hãy luôn mang theo ô hoặc áo mưa khi ra ngoài.

2. Ăn thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn chống lại các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C là các loại rau củ quả màu đỏ, cam và vàng, chẳng hạn như bí ngô, khoai lang, ớt chuông, đu đủ, cam, dứa,...

Chăm sóc sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

Nên ăn thực phẩm tươi, giàu vitamin C để tăng cường miễn dịch.

Đặc biệt cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm. Không ăn đồ ăn ôi thiu, mốc để tránh nhiễm khuẩn. Đảm bảo bát đũa sạch sẽ, không bị mốc.

3. Tắm nước nóng

Khi đi dưới mưa phùn, cơ thể bạn có thể bị nhiễm lạnh và nhiệt độ cơ thể giảm. Tắm nước nóng sẽ giúp nhiệt độ cơ thể ấm lên, loại bỏ vi khuẩn cũng như bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn.

Chăm sóc sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

Thời tiết lạnh, nồm ẩm, mưa phùn khiến bạn dễ dàng nhiễm lạnh. Tắm nước ấm giúp giữ ấm cơ thể, chống nhiễm khuẩn. Nhớ sau khi tắm hãy lau thật khô người rồi mới mặc quần áo và mặc đủ ấm. Không mặc quần áo còn ẩm.

Ngâm chân nước ấm, có thể pha với thảo mộc trước khi đi ngủ, sau đó lau chân khô ráo cũng là cách giúp bạn lưu thông khí huyết, có một giấc ngủ ngon hơn.

4. Ăn nhiều món ấm

Trong những ngày mưa lạnh, giá rét, một ly trà hay socola nóng sẽ giúp bạn cảm thấy thật thư giãn và thoải mái. Một bát canh nóng hay ăn đồ ăn nóng cũng giúp bạn tránh xa cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Thực phẩm nóng như trà nóng, canh nóng,... giúp giữ ấm cổ họng, giúp bạn tránh xa cảm lạnh, cảm cúm, các bệnh đường hô hấp,...

5. Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt

Khi thời tiết mưa phùn, nồm ẩm, chúng ta nên giữ nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc. Đặc biệt nên rửa tay thường xuyên hoặc khử khuẩn để tránh nhiễm khuẩn.

Chăm sóc sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

Rửa tay thường xuyên giúp bạn hạn chế vi khuẩn, virus thâm nhập cơ thể.

6. Uống đủ nước

Chăm sóc sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

Dù trong thời tiết nào, bạn nên đảm bảo uống đủ nước. Đừng đợi khi khát mới uống vì có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Uống đủ nước cũng là cách để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Dù bất kể thời tiết nào, đảm bảo uống đủ nước để cơ thể không bị mất nước. Uống đủ nước cũng là cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

7. Tự nấu ăn tại nhà, đảm bảo đủ dinh dưỡng

Chăm sóc sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

Trong những ngày mưa phùn ẩm ướt và lạnh, hãy đảm bảo dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường miễn dịch. Bạn nên tự nấu các món ăn tươi ngon đủ dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn. Đặc biệt, cần vệ sinh nhà bếp sạch sẽ, tránh ẩm mốc.

8. Phòng bệnh sốt xuất huyết

Trời mưa phùn, ẩm ướt có thể làm muỗi sinh sôi, nên bạn cần đặc biệt phòng tránh bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa. Có thể dùng máy hút ẩm, máy lọc không khí, thuốc đuổi muỗi, vệ sinh nhà cửa bằng chất khử khuẩn để diệt muỗi. Đặc biệt, bạn cần mắc màn khi ngủ để không bị muỗi đốt.

Chăm sóc sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

Thời tiết nồm ẩm, cần thực hiện các biện pháp đuổi muỗi, diệt muỗi để phòng tránh sốt xuất huyết.

9. Tránh thức ăn cay

Bạn cần hạn chế đồ ăn cay trong mùa mưa vì những thực phẩm này có thể gây dị ứng, kích ứng da. Sẽ tốt hơn cho bạn nếu giảm ăn cay.

10. Không mặc quần áo ẩm

Trời nồm khiến quần áo rất lâu khô, dễ bị ẩm.

Dính nước mưa hoặc mặc quần áo ẩm khiến bạn dễ bị cảm lạnh, ho hoặc cúm. Vì vậy, đảm bảo mặc quần áo khô ráo. Nếu quần áo hơi ẩm, bạn cần là hoặc sấy cho khô hẳn rồi mới nên mặc để tránh bị nhiễm lạnh.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.