Chân dung hai ứng viên Phó Thủ tướng mới

Trong khi ông Phạm Bình Minh được thừa hưởng kinh nghiệm ngoại giao từ người cha vốn là ngoại trưởng kỳ cựu Nguyễn Cơ Thạch thì ông Vũ Đức Đam lại từng có thời gian dài làm trợ lý cho cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Sinh năm 1959, ông Phạm Bình Minh quê ở Nam Định, có học vị thạc sỹ Luật và Ngoại giao tại Trường Fletcher Tuft, Mỹ. Ông Minh là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Xuất thân trong gia đình có cha là nhà ngoại giao nổi tiếng (ông Nguyễn Cơ Thạch, tên khai sinh Phạm Văn Cương, từng là Bộ trưởng Ngoại giao và Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng), ông Phạm Bình Minh nối nghiệp cha khi theo học tại ĐH Ngoại giao Hà Nội (nay là Học viện Ngoại giao). Tốt nghiệp năm 1981, ông làm chuyên viên Vụ Đào tạo (Bộ Ngoại giao) và trải qua quá trình hoạt động liên tục 30 năm trong ngành trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII năm 2011.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Phan Lê.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Phan Lê.

Trong quá trình công tác, ông Minh từng trải qua các cương vị như Tùy viên Đại sứ quán Việt Nam tại Anh; Đại sứ, Phó trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc; Công sứ, Phó Đại sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ông Minh có thời gian làm trợ lý cho Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm khi ông Khiêm kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao.

Trong một bài trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ vào năm 2006 khi vừa được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X, ông Minh chia sẻ về ảnh hưởng của người cha đối với sự nghiệp ngoại giao của mình: “Cha tôi nói rằng ông rất tâm huyết với nghề ngoại giao và mong mỏi có một người con nối nghiệp. Tôi thật sự biết ơn cha tôi vì đã hướng tôi vào một công việc nhiều ý nghĩa”.

Về con đường thăng tiến trong sự nghiệp, ông Minh nói: “Cha tôi nghỉ việc ở ngành ngoại giao từ năm 1991 và mất cách đây đã 8 năm (năm 2006). Nhưng những kết quả tôi đạt được ngày nay phần nhiều nhờ tôi học từ cha mình. Ông vừa là người cha vừa là người thầy của tôi và ảnh hưởng rất lớn tới phong cách làm việc của tôi”.

Nói về công việc của mình trên cương vị người hoạt động hàng chục năm ở ngoại giao đa phương, ông Minh cho rằng, “vai trò của người cán bộ ngoại giao trong thời bình cũng quan trọng như vai trò của người lính trong thời chiến”.

Trong khi đó, ông Vũ Đức Đam, sinh năm 1963 (tại Hải Dương), lưu học sinh tại Vương quốc Bỉ trong 6 năm kể từ 1982. Ông có học vị tiến sĩ về kinh tế, thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh và là Bộ trưởng trẻ nhất tại thời điểm bổ nhiệm năm 2011 trong Chính phủ đương nhiệm.

Khác với hoạt động gói gọn trong lĩnh vực ngoại giao như ông Phạm Bình Minh, ông Vũ Đức Đam trải qua rất nhiều vị trí. Khởi đầu với cương vị cán bộ Công ty Dịch vụ kỹ thuật và Xuất nhập khẩu vào năm 1988, 5 năm sau, ông Đam trở thành Phó vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Hợp tác quốc tế (đều thuộc Tổng cục Bưu điện). Lúc này, ông Đam mới 30 tuổi.

Ông Đam sau đó được phân công công tác tại Văn phòng Chính phủ và trở thành Vụ trưởng, Thư ký Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ năm 1996. Khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt không còn giữ các chức danh trong Chính phủ và được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng thì ông Đam vẫn tiếp tục làm trợ lý cho ông Kiệt tới 2003.

Hình ảnh quen thuộc của ông Vũ Đức Đam tại các cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Hình ảnh quen thuộc của ông Vũ Đức Đam tại các cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Kể từ 2003, ông Đam trải qua nhiều vị trí, như Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch rồi Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh. Ông giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Bưu chính – Viễn thông trong khoảng 2 năm (2005-2007) trước khi chuyển qua làm Phó bí thư thường trực tỉnh ủy Quảng Ninh rồi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh vào năm 2010.

Ông Đam được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2007 khi 44 tuổi. Bốn năm sau, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và được phê chuẩn làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII.

Giữ vai trò “người phát ngôn Chính phủ”, chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ, hai năm qua, Bộ trưởng Vũ Đức Đam là gương mặt quen thuộc với giới truyền thông và thường xuyên phải đối mặt với các câu hỏi liên quan đến nhiều vấn đề bức xúc trong dư luận. Ông cũng là người khởi xướng chương trình Dân hỏi bộ trưởng trả lời trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ với mong muốn thêm một cầu nối giữa người dân với các vị đứng đầu bộ, ngành.

Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 6, ngày 12/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức danh Phó thủ tướng đối với ông Nguyễn Thiện Nhân và miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam. Việc bỏ phiếu miễn nhiệm sẽ diễn ra vào sáng 13/11.

Trong ngày 13/11, Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ vị trí Phó thủ tướng. Việc bỏ phiếu phê chuẩn được tiến hành vào sáng 14/11, sau khi các đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận. Nếu không có gì thay đổi thì sáng 14/11, Chính phủ sẽ có 2 Phó thủ tướng mới.

Cùng ngày, Thủ tướng cũng trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự vào vị trí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Nguyễn Hưng

Nguồn: VnExpress

Đọc thêm

Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), trong không khí rạo rực của đất trời rợp bóng cờ hoa, mỗi chúng ta càng trân trọng, biết ơn, tự hào về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho đất nước thống nhất, giang sơn gấm vóc như ngày hôm nay.
Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Đã 50 năm đi qua, trái tim tôi vẫn còn rạo rực khi nhớ lại ngày 30/4/1975 - ngày đất nước hát khúc khải hoàn chào mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Bài 3: Hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn

Bài 3: Hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn

Trong cuộc trường chinh gian lao mà anh dũng, Nhân dân Hà Tĩnh không chỉ kiên cường, bất khuất trong chiến đấu mà còn nỗ lực lao động sản xuất, ổn định cuộc sống, chi viện cho chiến trường miền Nam, cưu mang đồng bào tập kết… Trải qua năm tháng chiến tranh với những chiến công oanh liệt, Hà Tĩnh tự hào góp phần xứng đáng vào thành quả cách mạng vĩ đại của dân tộc, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt chính thức hoạt động

Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt chính thức hoạt động

Bến số 3 đi vào khai thác không chỉ đánh dấu bước phát triển mới của Công ty CP cảng quốc tế Lào - Việt mà còn là minh chứng cho việc thực hiện có chiều sâu, thiết thực và hiệu quả các cam kết giữa Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp TBT, Chủ tịch nước Lào

Cảm ơn Việt Nam luôn dành cho Lào sự ưu tiên cao nhất

Chiều 28/4, tại TP Hà Tĩnh, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp, trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và đoàn đại biểu cấp cao Lào nhân dịp đoàn sang dự Lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt và dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Quyết tâm thực hiện hiệu quả các thỏa thuận cấp cao Việt Nam - Lào

Quyết tâm thực hiện hiệu quả các thỏa thuận cấp cao Việt Nam - Lào

Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào đã luôn kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi, hết lòng hỗ trợ Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước ngày nay.
Gần 800 phóng viên trong và ngoài nước tác nghiệp tại đại lễ 30/4

Gần 800 phóng viên trong và ngoài nước tác nghiệp tại đại lễ 30/4

Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chính thức khai trương tại trụ sở Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh, 14 Alexandre de Rhodes, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh vào sáng 27/4/2025.
Bài 2: Kiên cường giữ vững mạch máu giao thông

Bài 2: Kiên cường giữ vững mạch máu giao thông

Với vị trí yết hầu, Hà Tĩnh là trọng điểm đánh phá, hủy diệt của máy bay Mỹ. Song, những cây cầu bị bom đánh sập lại được dựng lên, những con đường hư hỏng được khôi phục để đảm bảo thông suốt mạch máu giao thông chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).