Chất độc vào cơ thể ta hàng ngày

Một loạt hóa chất độc hại có thể ở trong thực phẩm mà chúng ta đưa vào người hàng ngày, nhưng nhiều người lại không hề biết.

Borax (hàn the)

Borax là một hóa chất có tính khử trùng và trừ sâu rầy nhẹ. Borax còn được dùng để khử nước “cứng” (nước chứa nhiều vôi).

Tùy theo liều lượng của borax vào người, phản ứng cấp tính của cơ thể diễn tiến như từ nhẹ đến nặng: nhức đầu, cơ thể bải hoải, mạch tim đập nhanh, áp suất máu giảm, có thể bị phong giật và đi đến bất tỉnh.

Qua tiếp nhiễm dài hạn, có thể dẫn đến trầm cảm; đối với phụ nữ có thể gây nên tình trạng hiếm muộn vì hóa chất này sẽ làm giảm thiểu thời kỳ rụng trứng.

Sulfite

Đây là một loại hóa chất thuộc nhóm sulfur có thể xâm nhập vào thực phẩm tự nhiên trong môi trường hay được thêm vào thực phẩm để bảo quản hay làm tăng hương vị đặc biệt. Các sản phẩm được một số nhà sản xuất áp dụng tính chất này là: bánh tráng, các loại bột dưới dạng sợi như bánh canh, bún, miến…

chat doc vao co the ta hang ngay

Hóa chất trong xì dầu

Hóa chất có tên viết tắt là 3-MCPD, hay tên hóa học đầy đủ là 3-monochloropropane-1,2-diol.

Trong quy trình sản xuất xì dầu, phương pháp thủy phân bằng acid chlorhydric (HCl) trên các loại bánh dầu thực vật như đậu nành, đậu xanh, hay trong các mô mỡ động vật… cho ra phế phẩm trên và một số hóa chất tương tự thuộc nhóm chloropropanol.

Tương tự như các hợp chất hữu cơ chứa chlor khác, 3-MCPD khi đi vào cơ thể qua đường thực phẩm sẽ tích tụ trong các mô mỡ và gan. Qua thời gian, một khi liều lượng của hóa chất trên cao hơn mức an toàn của cơ thể có thể chấp nhận được, nguy cơ bệnh ung thư sẽ xảy ra.

Formol

Ở dạng lỏng, formol có mùi rất khó ngửi và chỉ được tung ra thị trường dưới dạng hòa tan trong rượu methanol từ 37 - 50%. Do đó, ngoài độc chất là formol, chúng ta cũng cần để ý đến độc tính của rượu methanol hay methylic.

Khi con người khi bị tiếp nhiễm formol qua da, mắt cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Nếu da bị tiếp xúc lâu ngày sẽ trở thành nhạy cảm, dị ứng và có những chứng bệnh ngoài da phát sinh như bệnh gảy ngứa (eczema).

Khi formol vào thực quản, cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ như ói mửa, bị tiêu chảy và mất nước mau chóng có thể đi đến tử vong.

Urea, nitrite, nitrate

Urea là một loại phân hóa học có nhiều chất đạm (nitrogen) còn có tên do nông dân thường gọi là phân “lạnh”. Urea rất cần thiết cho cây trồng, nhưng sự lạm dụng phân bón trong nông nghiệp đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng.

Qua quá trình phản ứng trong đất và nước, dư lượng urea sẽ biến thành nitrite và nitrate. Chất sau này là nguyên nhân chính của hiện tượng Blue baby Syndrome, một bệnh về máu của trẻ sơ sinh.

Urea cũng có đặc tính phụ là kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn cho nên đã bị lạm dụng để bảo quản thực phẩm như tôm cá, giữ được sắc còn tươi dù đã để lâu ngày. Người đánh cá mang urea theo dùng để thay thế nước đá.

Còn nitrite, đã được sử dụng làm cho cây trái, rau đậu được tươi xanh. Hóa chất này là mầm móng của ung thư nhất là ở dạ dày và ruột già.

Chì, thủy ngân, arsenic

Ba hóa chất này là 3 kim loại độc hại có mặt trong nguồn nước qua nguồn phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, một số kỹ thuật chế biến không đúng cách cũng làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Và đây là một nguy cơ ung thư rất lớn.

chat doc vao co the ta hang ngay

Calcium carbide hay khí đá

Đây là một hóa chất dễ tiếp nhiễm qua mắt và da, chảy nước mắt và ngứa. Nếu bị tiếp nhiễm qua đường thực quản có thể bị hôn mê và dẫn đến tử vong.

Chất này có thể được dùng để “thúc” trái cây chin, bắt mắt, nhưng phẩm chất của trái cây không còn giữ được như trong tự nhiên nữa như độ ngọt và mùi vị sẽ kém đi.

Hiện nay khí đá đã được thay thế bằng một hóa chất tổng hợp khi pha vào nước sẽ gây phản ứng cho ra khí đá và làm trái cây chín sau vài giờ ngâm trong dung dịch.

Hóa chất bảo vệ thực vật

Rau, củ, quả xanh tươi là thực phẩm dùng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật. Có hai loại thường dùng nhất là endo sulfan và methamidophos. Methamidophos còn có tên thương mại là monitor. Monitor là một hoá chất bảo vệ thực phẩm gốc phosphor. Đây là một loại thuốc trừ sâu rất độc đối với hệ thần kinh và nội tạng.

Người tiêu dùng thực phẩm có thể bị ngộ độc cấp tình như tức ngực, khó thở, chảy nước mũi, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, rối loạn nhịp tim… Khi chất này tích tụ trong cơ thể lâu ngày có nguy cơ gây ngộ độc mạn tính, phá hủy các cơ quan nội tạng và dẫn đến các chứng ung thư.

Các phẩm màu trong thực phẩm

Có hai loại màu: màu tổng hợp và màu thiên nhiên. Màu thiên nhiên được trích từ các mô của cây cỏ.

Còn màu tổng hợp thường tan trong nước và ổn định hơn. Lợi điểm của màu tổng hợp là màu rất bền không bị tác dụng do thời gian, nhiệt độ hay ánh sáng. Các nhà sản xuất thực phẩm rất thích dùng loại màu tổng hợp hơn. Các màu tổng hợp được dùng để nhuộm đỏ như sudan hay rhodamine là một trong những hóa chất có nguy.

Theo Tuổi trẻ

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.