Chi tiêu quốc phòng toàn cầu lên mức kỷ lục 2,2 nghìn tỷ USD

Theo đánh giá hàng năm của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), chi tiêu quốc phòng toàn cầu đã tăng 9% lên mức kỷ lục 2,2 nghìn tỷ USD trong năm 2023 do căng thẳng địa chính trị gia tăng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Chi tiêu quốc phòng toàn cầu lên mức kỷ lục 2,2 nghìn tỷ USD

Ngân sách quốc phòng của Ukraine đã tăng gần 9 lần lên 31,1 tỷ USD trong năm 2023. Ảnh: Reuters

IISS nhận định ngân sách quốc phòng dự kiến sẽ tăng thêm vào năm 2024 khi cuộc xung đột bước sang năm thứ ba và sự bất ổn quốc tế lan rộng khắp Trung Đông sau cuộc chiến Israel - Hamas.

Giám đốc phân tích quốc phòng và quân sự của IISS Bastian Giegerich mô tả mức tăng gần hai con số phản ánh “bối cảnh an ninh đang xấu đi”. Chi tiêu quân sự của Nga và Ukraine tăng vọt, cũng như viện trợ của phương Tây cho Kiev.

Ngân sách quốc phòng của Ukraine đã tăng gần 9 lần lên 31,1 tỷ USD trong năm 2023, một con số không bao gồm các khoản viện trợ từ nước ngoài, trong khi Nga đã nâng chi tiêu quân sự vào năm 2023 lên 108,5 tỷ USD và sẽ tiếp tục tăng thêm. Ông Giegerich cho biết ngân sách quốc phòng chính thức của Mátxcơva đã tăng hơn 60% vào năm 2024, có nghĩa là “tổng chi tiêu quân sự của Nga hiện chiếm 1/3 ngân sách quốc gia và sẽ đạt 7,5% GDP, báo hiệu sự tập trung vào nỗ lực chiến tranh của nước này”.

Ông cho biết thêm, Nga đã mất khoảng 1.120 xe tăng chiến đấu chủ lực và khoảng 2.000 xe chiến đấu bọc thép trên chiến trường trong năm 2023 và Mátxcơva có thể bổ sung số lượng 100 xe tăng mỗi tháng. Nhìn chung, Giegerich ước tính rằng với tốc độ hiện tại, Nga có thể duy trì lực lượng xe tăng “trong khoảng hai đến ba năm nữa”.

Ukraine cũng chịu tổn thất nặng nề về xe tăng và các thiết bị quân sự khác nhưng những tổn thất này cho đến nay đã được khắc phục nhờ những viện trợ của phương Tây. Nhưng với việc đảng Cộng hòa đang ngăn chặn việc thông qua gói viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD vừa “vượt ải” Thượng viện Mỹ, Giegerich cho biết phương Tây cần phải quyết định mục tiêu của mình trong việc hỗ trợ Kiev là gì.

Nhìn chung, Mỹ vẫn là quốc gia chi tiêu quân sự lớn nhất toàn cầu, với ngân sách 905,5 tỷ USD vào năm 2023, nhiều hơn 15 quốc gia tiếp theo cộng lại, bao gồm cả Trung Quốc đứng thứ hai với 219,5 tỷ USD và Nga, đứng thứ ba.

Anh được xếp hạng thứ năm trên toàn cầu, bất chấp những lo ngại gần đây về khả năng quân đội của nước này tham gia một cuộc chiến lớn, trước Đức ở vị trí thứ bảy và Pháp thứ tám. Theo dữ liệu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tất cả các thành viên NATO ở châu Âu đã chi thêm 32% cho quốc phòng kể từ năm 2014, và chỉ 10 thành viên trong số đó chi hơn 2% GDP.

Theo Hà Nội mới

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.