Sáng 10/1, 18 bảo vật Quốc gia đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) đã được giới thiệu tới công chúng. Đây là lần đầu tiên, 18 bảo vật Quốc gia đang lưu giữ tại bảo tàng được giới thiệu tới công chúng. Trong đó, Ấn vàng Sắc mệnh chi bảo được làm từ vàng có niên đại Nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 8, 1827.
Ấn vàng "Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” được làm từ vàng có niên đại thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Ấn cao 6,3; dày 1,10cm; cạnh 10,84cm x 10,84cm.
Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga. Chất liệu - Gốm men, có niên đại: Thế kỷ 15-16 (Thời Lê Sơ); Kích thước: Đường kính miệng: 23,8cm, đường kính đáy: 25,8cm, cao: 56,5cm.
Nơi phát hiện: Sưu tập hiện vật độc bản khai quật từ tàu đắm Cù Lao Chàm (Hội An, năm 1999-2000).
Thống được làm từ gốm hoa nâu, thời Trần, thế kỷ 13-14. Kích thước: Cao: 57cm, đường kính miệng: 35cm, đường kính đáy: 34cm.
Được phát hiện ở Đền Trần, Nam Định, năm 1972
Trống Ngọc Lũ bằng đồng, thuộc văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.000-2.500 năm, là chiếc trống đẹp nhất, nguyên vẹn nhất và có hình dáng cân đối, hài hòa nhất trong những trống Đông Sơn đã phát hiện. Kích thước: Đường kính mặt: 79,3cm; Đường kính chân: 80cm; Cao: 63cm. Nơi phát hiện: làng Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam.
Thạp Đào Thịnh bằng đồng, thuộc văn hóa Đông Sơn, là chiếc thạp có kích thước lớn nhất, hoa văn trang trí phong phú, chặt chẽ, tinh mỹ và độc đáo.. Kích thước: đường kính miệng: 61cm; Đường kính đáy: 60cm; Cao: 90cm. Nơi phát hiện: xã Đào Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái.
Mộ thuyền Việt Khê, thuộc văn hóa Đông Sơn, là loại quan tài bằng thân cây khoét rỗng, có kích thước lớn nhất trong số những mộ thuyền đã phát hiện ở Việt Nam. Bên trong mộ chứa 109 đồ tùy táng gồm chủ yếu là đồ đồng, bao gồm các loại hình vũ khí, nhạc khí, công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt. Tuy nhiên, các đồ trong mộ đang được đem đi triển lãm tại Đức.
Tượng hai người đàn ông cõng nhau thổi khèn bằng đồng là pho tượng sinh động nhất trong hệ thống tượng tròn Đông Sơn. Tượng được làm từ đồng có kích thước: Cao: 8,5cm; Rộng: 9,5cm. Nơi phát hiện: xã Lạch Trường, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Ấn đồng “Môn hạ sảnh ấn” được làm từ đồng có niên đại: năm 1377 (đời Trần Huệ Tông). Ấn có kích thước: Cao: 8,5cm; dài 7,3cm; rộng: 7,3cm. Nơi phát hiện: xã Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Chuông chùa Vân Bản, thời Trần là chiếc chuông cổ nhất, đồng thời có kích thước lớn nhất, uy nghi nhất của nền văn minh Đại Việt, có niên đại: thế kỷ 13-14 (Thời Trần).
Chuông có kích thước: Cao: 125cm; Núm cao: 20cm; Đường kính miệng: 74cm. Nơi phát hiện: Biển Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Trống đồng Hoàng Hạ có từ thời văn hóa Đông Sơn, kích thước: Đường kính mặt: 78,5cm; đường kính chân: 79,9cm; Cao:61,5cm. Được phát hiện tại làng Hoàng Hạ, Phú Xuyên, Hà Nội.
Trống đồng Cảnh Thịnh, làm từ đồng, có niên đại: năm 1800 (Thời Tây Sơn). Trống có kích thước: Đường kính mặt: 49cm, Cao: 37,4cm. Nơi phát hiện: xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Tác phẩm” Ngục Trung nhật ký” (Nhật ký trong tù) của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Cuốn nhật ký bằng thơ được lãnh tụ Hồ Chí Minh viết từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943.
Sách “Đường kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc.
Sách được xuất bản tại Quảng Châu (Trung Quốc) năm 1927.
Bút tích "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh" viết ngày 19/12/1946.
Bia Điện Nam Giao, được làm từ đá từ thời Lê Trung Hưng (1679). Được phát hiện tại Hà Nội.
Cây đèn hình người quỳ được làm từ đồng. Có kích thước: Cao 40cm, dài 30cm, rộng 27cm. Phát hiện tại xã Lạch Trường, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Bia Võ Cảnh được chế tác từ đá vào thế kỷ 3-4. Bia cao 320cm, rộng 110cm, dày 80cm. Được phát hiện tại làng Võ Cảnh, xã Vĩnh Hưng (TP Nha Trang, Khánh Hòa).