Chiến dịch “Người kế vị” - năm 2024 Medvedev có thể một lần nữa “thay thế” Putin?

Tổng thống Nga Putin được coi là người luôn tung những đòn hiểm và bất ngờ mà Phương Tây khó lường đoán.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng 11 năm nay, quyết định “Cảnh sát quốc tế” sẽ đi theo con đường nào trong tương lai. Trước sự kiện quan trọng này, tạp chí Politico đã công bố một bức thư ngỏ, trong đó, hơn một trăm học giả và chuyên gia nổi tiếng của nước Mỹ đã chia sẻ tầm nhìn của họ về cách thức phát triển quan hệ giữa Mỹ và Nga. Bức thư rất thú vị với các luận điểm chính dưới đây.

Thứ nhất, các nhà phân tích và ngoại giao Mỹ tin rằng vector phát triển mối quan hệ giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ đang lệch hướng, vì nó có khả năng dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự giữa hai cường quốc hạt nhân chính. Theo quan điểm của họ, các lệnh trừng phạt chống lại Điện Kremlin “vì Ukraine” không có tác dụng, và không đáng để vì khái niệm Nezalezhnaya (“Незалежная” - thành ngữ “Nezalezhnaya” là cách phát âm tiếng Nga của từ “nezalezhnaya” trong tiếng Ukraine, được hiểu là “độc lập”, ND) mà trả giá bằng sự tồn tại của chính Hoa Kỳ.

Không có lý do gì cho sự thiếu vắng quan hệ ngoại giao bình thường giữa hai nước, có khả năng tiêu diệt lẫn nhau và xóa sổ nền văn minh Quả Đất trong vòng 30 phút. Chắc chắn, cách tiếp cận này không phải nghi ngờ và bàn cãi gì. Những nhân vật ký tên trong bức thư thậm chí còn đề nghị nới lỏng các biện pháp trừng phạt chống Nga với điều kiện Điện Kremlin “ngừng can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ”.

Chiến dịch “Người kế vị” - năm 2024 Medvedev có thể một lần nữa “thay thế” Putin?

Tổng thống Putin (phải), cựu Tổng thống Medvedev (trái) và Thư ký báo chí Peskov; Nguồn: politryk.ru

Thứ hai, các chuyên gia nói thẳng rằng, điều quan trọng là Washington phải phá vỡ bất kỳ liên minh dưới hình thức này hay hình thức khác giữa Nga và Trung Quốc. Phản đối Hoa Kỳ, ở Bắc Kinh người ta nói rằng đứng sau họ có Moscow. Ở Moscow, ngược lại, họ cố phô trương tình bạn thân thiết với Trung Quốc. Sự thành công của chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ phụ thuộc trực tiếp vào việc chia rẽ tối đa Liên bang Nga và CHND Trung Hoa.

Thứ ba, các cựu quan chức ngoại giao bày tỏ một quan điểm thú vị, theo đó, Vladimir Putin vẫn sẽ không tái đắc cử Tổng thống, bất chấp việc “dàn dựng mở đường”, và nói về khả năng người kế nhiệm ông. Như một minh họa cho những gì sẽ chờ đợi Putin vào năm 2024, ví dụ về Tổng thống Lukashenko, người đã cố gắng duy trì quyền lực với “tỷ lệ đáng kinh ngạc” về sự ủng hộ, và hiện đang chật vật đối phó với các cuộc biểu tình của quần chúng.

Ai có thể là người kế nhiệm Vladimir Putin lần này? Các chuyên gia Mỹ cho rằng, ông Putin thực sự có thể chỉ dựa vào những “nguyên tắc cơ bản” đã được kiểm chứng của cựu Tổng thống Medvedev, người đã giữ chức nguyên thủ quốc gia của ông trong 4 năm. Giả thuyết này được hỗ trợ bởi cách mà Vladimir Putin đã đưa Dmitry Medvedev thoát khỏi búa rìu dư luận nữa năm về trước, khi Medvedev đang ở đỉnh điểm của sự mờ nhạt trong lòng dân chúng, không thể tệ hơn.

Có lẽ như “cuộc chiến tranh dầu mỏ”, cuộc chiến chống lại đại dịch coronavirus cũng mờ ảo, mơ hồ. Kể từ tháng 3/2020, người dân đã bắt đầu sống tồi tệ hơn nhiều so với trước đây. Giờ đây, cựu Thủ tướng Medvedev với câu nói bất hủ “tự do hơn thiếu tự do” thậm chí còn đang mỉm cười, và sức nóng của công luận đang được những người khác chịu.

Bản thân Dmitry Medvedev đang làm điều có ích gì đó trừu tượng, rất khó bị chỉ trích, và thực tế là nằm ngoài sự soi mói của công luận. Những lời chỉ trích dành cho người kế vị ông và sau 4 năm nữa, mọi người sẽ quên đi sự chán ghét của họ dành cho ông ta. Tổng thống Putin có thể không tận dụng lợi thế của “rút lui”, khi chuyển sang một Hội đồng Nhà nước an toàn hơn. Nói chung, giả thuyết của Politico hoàn toàn có thể xảy ra./.

Theo VOV

Đọc thêm

Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử

Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử

Kết quả của cuộc thăm dò dư luận cuối cùng trên toàn quốc về chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 được kênh truyền hình NBC News công bố ngày 3/11 cho thấy Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đều nhận được 49% sự ủng hộ từ cử tri đã đăng ký.
Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Hiệp hội địa lý LB Nga vừa thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.