Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân sẽ thăm cấp nhà nước đến Việt Nam ngày 12-13/12.

Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân sẽ thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 13/12 theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân, theo thông cáo hôm nay của Ban Đối ngoại Trung ương.

Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện. Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ ba của ông Tập Cận Bình trên cương vị Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 14/11. Ảnh: Reuters

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nhiều năm liên tục, còn Việt Nam là đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt 175,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 57,7 tỷ USD, còn nhập khẩu 117,87 tỷ USD.

Lũy kế đến 20/9, Trung Quốc giữ vị trí thứ 6 trong 144 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với 4.023 dự án còn hiệu lực, tổng vốn hơn 26 tỷ USD.

Hồi tháng 10/2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm Trung Quốc. Tổng bí thư là lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên thăm nước này sau Đại hội 20 của đảng Cộng sản Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết đây là sự kiện đặc biệt quan trọng với hai nước và thành công mọi mặt.

Tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Phủ Chủ tịch ngày 1/12, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng gần gũi, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, cùng kiên trì đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Việt Nam luôn coi quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng như ngoại giao, quốc phòng, an ninh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế - thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, tăng cường giao lưu nhân dân.

Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định Trung Quốc coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Việt Nam, luôn coi đây là phương hướng ưu tiên trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc, luôn ủng hộ Việt Nam thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.