Hà Tĩnh đề nghị Trung ương bổ sung vốn vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo

(Baohatinh.vn) - Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh tiếp tục rà soát, đề nghị Trung ương bổ sung vốn vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, giải quyết việc làm, nhà ở xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn.

Chiều nay (8/4), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh - Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Hà Tĩnh chủ trì phiên họp thường kỳ triển khai nhiệm vụ quý II/2021.

Hà Tĩnh đề nghị Trung ương bổ sung vốn vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo

Các đại biểu tham gia cuộc họp.

Quý I/2021, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”; chỉ đạo Ban Đại diện HĐQT ngân hàng CSXH cấp huyện tham mưu HĐND, UBND cùng cấp chuyển nguồn ngân sách địa phương năm 2021 sang ngân hàng CSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo kế hoạch.

Hà Tĩnh đề nghị Trung ương bổ sung vốn vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo

Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Lưu Văn Minh báo cáo hoạt động quý I của Ban đại diện HĐQT ngân hàng CSXH tỉnh.

3 tháng đầu năm, Ngân hàng CSXH tỉnh phối hợp kiểm tra toàn diện hoạt động tại 6 huyện và hội sở tỉnh; tự tổ chức kiểm tra tại 2 đơn vị cấp huyện. Kết quả cho thấy, cơ bản các đơn vị nghiêm túc chấp hành cơ chế, quy định của ngành...

Về tín dụng, đến 31/3/2021, tổng nguồn vốn đạt 5.160 tỷ đồng. Trong đó: nguồn vốn nhận từ Trung ương: 4.209,6 tỷ đồng; nguồn vốn Ngân sách địa phương ủy thác: 144,2 tỷ đồng; nguồn vốn quản lý và huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất: 806,2 tỷ đồng.

Hà Tĩnh đề nghị Trung ương bổ sung vốn vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Nguyễn Đức Tới: Đến 31/3/2021, dư nợ ủy thác vốn vay qua Hội Cựu chiến binh đạt trên 878 tỷ đồng với 20.691 hộ vay. Hội nỗ lực quản lý tốt nguồn vốn vay, nợ quá hạn đạt 0,018%/tổng dư nợ.

Doanh số cho vay quý I/2021 đạt 318,8 tỷ đồng với 8.047 lượt khách hàng vay, doanh số thu nợ đạt 281,6 tỷ đồng. Tổng dư nợ đạt 4.991 tỷ đồng (tăng 35 tỷ đồng so với đầu năm) với 112.012 khách hàng đang thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi.

Nợ quá hạn 1,72 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,034% tổng dư nợ (giảm 561 triệu đồng so với năm 2020); nợ khoanh 2,705 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,054% tổng dư nợ (tăng 628 triệu đồng so với 2020).

Đến 31/3/2021, dư nợ ủy thác cho vay qua các tổ chức Hội đoàn thể đạt 4.985,3 tỷ đồng (tăng 34,8 tỷ đồng so với năm 2020), chiếm 99,9% tổng dư nợ. Kết quả nợ quá hạn ủy thác đến 31/3/2021 là 1,57 tỷ đồng, chiếm 0,032% tổng dư nợ ủy thác (giảm 511 triệu so với năm 2020).

Hà Tĩnh đề nghị Trung ương bổ sung vốn vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo

Bí thư Tỉnh đoàn Lê Thành Đông: Về chấm điểm, phân loại, đánh giá kết quả hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn đến 31/3/2021, có trên 80% tổ ủy thác vốn vay qua đoàn thanh niên xếp loại tốt.

Tại cuộc họp, các đại biểu thẳng thắn chỉ ra những tồn tại và đề xuất giải pháp liên quan đến các vấn đề như: tỷ lệ nguồn ngân sách địa phương trong tổng dư nợ của ngân hàng CSXH Hà Tĩnh còn thấp so với toàn quốc; việc thực hiện các công đoạn ủy thác của các tổ chức Hội nhận ủy thác các cấp còn nhiều hạn chế; UBND một số xã chưa làm tốt công tác quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách...

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tiếp tục tham mưu UBND tỉnh, UBND huyện quan tâm, trích nguồn vốn ngân sách năm 2021 chuyển sang Ngân hàng CSXH cho vay đối với hộ nghèo, các đối tượng chính sách theo kế hoạch giao.

Hà Tĩnh đề nghị Trung ương bổ sung vốn vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo

Tiếp tục rà soát, đề nghị Trung ương bổ sung vốn vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, giải quyết việc làm, nhà ở xã hội...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu các hội đoàn thể nhận ủy thác cấp tỉnh quan tâm, chỉ đạo sâu sát các hoạt động quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách tại cơ sở. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động, nắm bắt vướng mắc, tồn tại, kịp thời đôn đốc, thu hồi nợ quá hạn...

Ngân hàng CSXH tập trung triển khai kế hoạch tín dụng được giao; tăng cường và nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý dứt điểm đúng quy định các vi phạm; đảm bảo tín dụng chính sách công khai, minh bạch, hiệu quả.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast