Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá
Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá
Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Với quan điểm phát triển văn hóa ngang với phát triển kinh tế; quan tâm, đầu tư xứng tầm cho các lĩnh vực văn hóa - xã hội, trong nhiệm kỳ 2016-2021 và 3 năm đầu của nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành 66 nghị quyết trên lĩnh vực này. Các nghị quyết từng bước đi vào cuộc sống, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho những bước phát triển đột phá của tỉnh nhà.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá
Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Nhiệm kỳ 2016-2021 và 3 năm đầu của nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh đã ban hành hơn 40 nghị quyết trên lĩnh vực VH-TT&DL, trong đó có thể kể đến một số nghị quyết có diện tác động lớn như: bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa sứ trình đồ, giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếp theo; chính sách xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2022-2025... Quá trình triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực VH-TT&DL đã đạt được những kết quả tích cực.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Các đại biểu thảo luận bên lề Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa XVIII diễn ra tháng 12/2022.

Nhằm sửa đổi, bổ sung các nội dung phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời tích hợp các nội dung khuyến khích phát triển văn hóa và du lịch vào trong một chính sách chung để đảm bảo tính đồng bộ, ngày 16/12/2022, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 98/2022/NQ-HĐND về một số chính sách phát triển VH-TT&DL tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Thành viên các ban của HĐND tỉnh khảo sát Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (Nghi Xuân)...

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

.... và khảo sát tại làng cổ Trường Lưu (xã Kim Song Trường, Can Lộc) và lũy đá cổ Kỳ Lạc (TX Kỳ Anh).

Nghị quyết tập trung chính sách hỗ trợ xây dựng các chương trình văn hóa, thể thao; hỗ trợ chống xuống cấp và bảo vệ di tích; bảo tồn và phát huy giá trị di sản; quan tâm hoạt động của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh; người làm công tác trên lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật; thể thao thành tích cao; phát triển du lịch...

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Nghị quyết số 98/2022/NQ-HĐND về một số chính sách phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025 quan tâm đến các hoạt động của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh.

Gần 1 năm đi vào cuộc sống, Nghị quyết số 98/2022/NQ-HĐND đã và đang góp phần tạo động lực thúc đẩy toàn diện các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, nhất là công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Với chính sách hỗ trợ thành lập mới câu lạc bộ (CLB) dân ca ví, giặm, trò Kiều và duy trì hoạt động đối với các CLB, năm 2023, toàn tỉnh thành lập mới 11 CLB dân ca ví, giặm, nâng tổng số CLB lên 210.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Ông Nguyễn Văn Mận - công chức văn hóa, Chủ nhiệm CLB Dân ca ví, giặm xã Thạch Lạc (Thạch Hà) cho biết: “Tháng 10/2023, CLB chính thức được thành lập với 23 thành viên, nâng tổng số CLB dân ca ví, giặm trên địa bàn xã lên 7 CLB. Chính sách của tỉnh không chỉ thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản mà thực sự tiếp thêm động lực lớn để các thành viên CLB nuôi dưỡng, lan tỏa niềm đam mê, nhiệt huyết trao truyền giá trị văn hóa di sản của quê hương. Ngoài ra, từ chính sách của tỉnh, cấp huyện, xã cũng dành sự quan tâm nhiều hơn đến hoạt động của CLB”.

Bên cạnh đó, từ năm 2014 - 2022 ngân sách tỉnh bố trí bình quân 64 tỷ đồng để thực hiện chính sách đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở; ngoài ra từ năm 2018 - 2022, ngân sách tỉnh bố trí 54 tỷ đồng đầu tư chống xuống cấp các di tích lịch sử - văn hóa...

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Tháng 10/2023, CLB Dân ca ví giặm xã Thạch Lạc (Thạch Hà) chính thức được thành lập với 23 thành viên.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Nghị quyết 98 được ban hành góp phần đảm bảo thực hiện hiệu quả các chính sách trên lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Ông Trần Xuân Lương - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL khẳng định: “Nghị quyết 98 có thể nói là nghị quyết toàn diện nhất từ trước đến nay trên lĩnh vực VH-TT&DL. Không chỉ tích hợp, bãi bỏ, bổ sung một số nội dung, nghị quyết cũng tăng mức hỗ trợ đối với một số đối tượng, đảm bảo thực hiện hiệu quả các chính sách trên lĩnh vực VH-TT&DL. Qua đó, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về phát triển VH-TT&DL mà nghị quyết đại hội Đảng các cấp đã đề ra, xây dựng phát triển văn hóa, con người, du lịch Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới”.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Trong những năm qua, mạng lưới cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh từng bước được sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tiễn. Chất lượng giáo dục đại trà nâng lên (từ vị trí thứ 33 năm 2017, đến năm 2022 và 2023 đạt top 10 toàn quốc về điểm bình quân thi tốt nghiệp THPT), giáo dục mũi nhọn luôn đứng trong top đầu của cả nước; cơ sở vật chất ngày càng khang trang... Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ từ hệ thống cơ chế, chính sách được tỉnh ban hành trên lĩnh vực giáo dục giai đoạn năm 2016 đến nay, với tổng kinh phí thực hiện từ năm 2017 đến nay trên 270 tỷ đồng.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục tỉnh nhà tiếp tục có chuyển biến tích cực, giáo dục mũi nhọn luôn đứng trong tốp đầu của cả nước.

Thầy Nguyễn Hồng Cường - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT chia sẻ: Trong 2 nhiệm kỳ gần đây, HĐND tỉnh đã ban hành 14 nghị quyết trên lĩnh vực GD&ĐT, trong đó, 10 nghị quyết đang có hiệu lực. Các nghị quyết được ban hành đã tạo thuận lợi cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, các cơ sở giáo dục; nâng cao chất lượng GD&ĐT; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho giáo viên (GV); tiếp sức cho nhiều học sinh nghèo được đến trường.

Đặc biệt là Nghị quyết số 92/2022/NQ-HĐND ngày 16/12/2022 quy định một số chính sách đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và nội dung, mức chi thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025. Nghị quyết với những chính sách mang tính đột phá, vừa giải quyết một số bất cập của chính sách ban hành trong giai đoạn 2016-2021 đã hết hiệu lực nhưng chưa khắc phục được khó khăn của ngành, vừa ban hành một số chính sách mới và sửa đổi những nội dung nhằm phù hợp với thực tiễn.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Để chuẩn bị cho việc trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành Nghị quyết 92 tại kỳ họp cuối năm 2022, ngay từ đầu năm đó, các ban của HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực giáo dục.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Trước đó, để chuẩn bị cho việc trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành Nghị quyết 92 tại kỳ họp cuối năm 2022, ngay từ đầu năm đó, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực giáo dục. Ban đã tiến hành khảo sát thực tế tại 16 cơ sở giáo dục công lập, 3 cơ sở giáo dục ngoài công lập; tổ chức làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan. Qua đó, kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số bất cập trong quá trình triển khai các nghị quyết trên lĩnh vực giáo dục đảm bảo phù hợp thực tiễn. Trong đó, tập trung vấn đề giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà, nâng cấp cơ sở vật chất giáo dục, xây dựng xã hội học tập, các chính sách dành cho GV...

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Sau biệt phái, thầy Nguyễn Thanh Bình về công tác tại trường THCS Chu Văn An - Hương Khê.

Cũng như các GV biệt phái về huyện Kỳ Anh nhận công tác, dẫu còn những khó khăn nhưng thầy Nguyễn Thanh Bình (GV Trường THCS Chu Văn An - thị trấn Hương Khê) ấm lòng hơn khi có sự hỗ trợ từ chính sách theo Nghị quyết 92. Thầy Nguyễn Thanh Bình cho biết: “Trong 2 năm học liên tục (từ 2021-2023), vượt hơn 100 km từ thị trấn Hương Khê vào huyện Kỳ Anh đứng lớp ở Trường THCS Kỳ Phú, ban đầu tôi khá lo lắng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và sự động viên từ chính sách của tỉnh, tôi yên tâm hơn và tập trung cống hiến tại đơn vị công tác mới”.

Cũng theo thầy Bình, chính sách dành cho GV biệt phái theo Nghị quyết 92 cao hơn so với nghị quyết trước đó là một sự chia sẻ cần thiết cho GV trong bối cảnh mới. Ngoài tăng mức hỗ trợ so với chính sách cũ, chính sách mới còn có phương án hỗ trợ phù hợp cho GV biệt phái trong khoảng thời gian ngắt quãng hiệu lực thi hành giữa 2 chính sách (từ tháng 1/2022 đến hết tháng 12/2022). Điều đó thể hiện sự quan tâm rất sâu sắc, sát thực tiễn từ HĐND tỉnh và các cơ quan liên quan.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí năm 2022-2023 là chính sách nhân văn, giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh học sinh.

Cũng liên quan đến lĩnh vực giáo dục, ngày 27/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực GD&ĐT. Với nghị định này, mức thu học phí đối với bậc mầm non và phổ thông rất cao so với tổng thu nhập của người dân trên địa bàn Hà Tĩnh.

Do đó, để hỗ trợ người dân, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã kịp thời đề xuất ban hành chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí năm 2022-2023. Đề xuất này đã được UBND tỉnh tiếp thu, bổ sung và trình HĐND tỉnh ban hành tại Nghị quyết 93/2022/NQ-HĐND ngày 16/12/2022. Nhờ đó, đã có 202.032 học sinh được nhận hỗ trợ 4 tháng học phí/em với tổng kinh phí 67,8 tỷ đồng. Chính sách nhân văn đã san sẻ khó khăn với người dân trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh học sinh khi điều chỉnh tăng mức học phí theo quy định của Chính phủ.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Hà Tĩnh vốn là một tỉnh nghèo, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, dịch bệnh; đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Từ thực tiễn khách quan đó, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết giải quyết việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ các đối tượng yếu thế...

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII diễn ra vào giữa tháng 7/2023 đã thông qua nhiều chính sách quan trọng liên quan đến giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Trong đó, nhiều nghị quyết đang được thực hiện hiệu quả như: Nghị quyết số 70/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025; Nghị quyết số 72/2022/NQ-HĐND tỉnh ngày 15/7/2022 quy định chính sách giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2022-2025.

Trước đó, giai đoạn 2016-2021, HĐND tỉnh đã ban hành 5 nghị quyết chuyên đề về các chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội triển khai trên địa bàn.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thạch Hà trao chứng chỉ nghề kỹ thuật chế biến món ăn và dịch vụ nhà hàng cho học viên.

Trong số các quyết sách về hỗ trợ trên lĩnh vực giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, Nghị quyết số 72/2022/NQ-HĐND với sự đồng bộ trong chính sách cũng như quá trình tổ chức thực hiện đã tác động sâu rộng, toàn diện đến các lĩnh vực đời sống.

Sau hơn 1 năm triển khai, tổng kinh phí thực hiện nghị quyết đạt hơn 797 tỷ đồng với gần 756.000 lượt người được thụ hưởng với các nhóm chính sách: trợ giúp xã hội hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng và cơ sở bảo trợ xã hội; hỗ trợ tham gia BHYT, BHXH tự nguyện; hỗ trợ thu nhập cho thành viên hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 72 góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tập trung tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh.

Tiếp tục mở rộng diện “phủ sóng” về chính sách an sinh xã hội, tại Kỳ họp thứ 14 tổ chức vào tháng 7/2023, HĐND tỉnh khóa XVIII đã ban hành Nghị quyết 108/2023/NQ-HĐND về hỗ trợ đối với người thuộc hộ nghèo và một số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế giai đoạn 2023-2028 và Nghị quyết 106/2023/NQ-HĐND, sửa đổi bổ sung một số điểm của Nghị quyết 72, trong đó, bổ sung thêm đối tượng được tiếp nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc tặng quà cho học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn trong khuôn khổ Chương trình Cặp lá yêu thương.

Ông Nguyễn Trí Lạc - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: “Những cách làm sáng tạo, quyết liệt từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, ban hành cơ chế, chính sách, đến việc tổ chức thực hiện trên lĩnh vực giảm nghèo, an sinh xã hội đã góp phần đưa công tác giảm nghèo trên địa bàn Hà Tĩnh đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 3,79% (khu vực Bắc Trung Bộ là 4,99%), tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 4,04% (khu vực Bắc Trung Bộ là 5,05%). Đề nghị các cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả các nghị quyết đã ban hành; MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục tăng cường vai trò giám sát, phản biện để các nghị quyết thực hiện đi vào chiều sâu, đồng bộ hơn”.

Hướng đến người dân, vì mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, ngày 15/7/2022, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 71/2022/NQ-HĐND về một số cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025. Theo đó, với việc dành gần 70 tỷ đồng/năm hỗ trợ ngoài lương, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế công lập; hỗ trợ bệnh nhân tâm thần điều trị nội trú không thuộc đối tượng hộ nghèo; hỗ trợ mức đóng BHYT và hỗ trợ cùng chi trả thuốc kháng vi-rút HIV cho người nhiễm HIV/AIDS, Nghị quyết 71 đã góp phần quan trọng giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 3): Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

Một trong những nội dung Nghị quyết 71 tập trung là hỗ trợ bệnh nhân tâm thần điều trị nội trú không thuộc đối tượng hộ nghèo...

Bà Đào Thị Anh Nga - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh khẳng định: “Chính sách phải được xuất phát từ thực tiễn để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Là cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện nghị quyết, thẩm tra các dự thảo nghị quyết trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, ban đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, khoa học từng nội dung để mỗi chính sách được ban hành trong các nghị quyết vừa đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp nhưng đồng thời phải phù hợp với thực tiễn, thực sự đi vào cuộc sống”.

Thiết kế: Thanh Hà

>> Bài 1: Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

>> Bài 2: Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

>> Bài 4: Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

>> Bài cuối: Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử góp phần làm bền chặt thêm “ý Đảng, lòng dân”

Chủ đề HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Chủ đề PHÓNG SỰ - KÝ SỰ

Chủ đề GIẢI DIÊN HỒNG LẦN THỨ 2

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast