Hà Tĩnh lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(Baohatinh.vn) - Theo kế hoạch vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành, mục đích của việc tổ chức lấy ý kiến là để phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của Nhân dân nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, khoa học, đồng bộ, khả thi; phản ánh ý chí, nguyện vọng của Nhân dân và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

TOÀN VĂN DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI SỬA ĐỔI MỜI XEM TẠI ĐÂY.

Hà Tĩnh lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Việc tổ chức lấy ý kiến là để phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của Nhân dân nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Đối tượng lấy ý kiến

Các tầng lớp Nhân dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp;

Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan, tổ chức, sở, ban, ngành;

Các tổ chức, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tư pháp, hành pháp các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;

Trường đại học, trường cao đẳng, chuyên gia, nhà khoa học trên địa bàn tỉnh;

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Nội dung, hình thức lấy ý kiến

2.1 Nội dung

-Lấy ý kiến toàn bộ nội dung dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

- Lấy ý kiến về nội dung trọng tâm của dự thảo Luật, gồm: (1) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (2) Thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (3) Phát triển quỹ đất; (4) Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; hạn mức giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; (5) Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; (6) Cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; (7) Chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; (8) Phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; (9) Hộ gia đình sử dụng đất.

- Các nội dung trọng tâm theo từng nhóm đối tượng lấy ý kiến như sau:

+ Các tầng lớp Nhân dân: (1) Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; (2) Trình tự, thủ tục thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (3) Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (4) Về mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; (5) Về mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa; (6) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; (7) Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác: (1) Các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; (2) Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; (3) Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; (4) Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất; (5) Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; (6) Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể; (7) Các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; (8) Chế độ sử dụng đất trong các khu công nghiệp.

+ Các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp: (1) Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; (2) Về người sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất; (3) Căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (4) Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; (5) Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; (6) Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; (7) Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất; (8) Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; (9) Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể; (10) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

2.2. Hình thức

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đăng tải toàn văn trên Cổng Thông tin điện tử của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh (tại địa chỉ: http://dbndhatinh.vn), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh (tại địa chỉ: http://mattran.hatinh.gov.vn), Ủy ban nhân dân tỉnh (tại địa chỉ: https://hatinh.gov.vn), Sở Tài nguyên và Môi trường (tại địa chỉ: http://sotnmt.hatinh.gov.vn) và Cổng thông tin điện tử của UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận, nghiên cứu và đóng góp ý kiến qua các hình thức:

Góp ý trực tiếp thông qua website chính thức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại địa chỉ website: monre.gov.vn; Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm theo Kế hoạch 24/KH-UBND ngày 4/2/2023 của UBND tỉnh.

Đối với cá nhân gửi ý kiến góp ý bằng văn bản qua đường bưu điện thì thư không phải dán tem, ngoài phong bì ghi: “Nội dung tham gia Luật Đất đai (sửa đổi)” gửi về địa chỉ cơ quan tiếp nhận.

Thảo luận tại các hội nghị, hội thảo theo từng địa bàn cấp huyện, cấp xã, cấp thôn do UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động chỉ đạo, phân công tổ chức thực hiện đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Góp ý kiến trực tiếp trên Cổng Thông tin điện tử của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường.

Thời gian lấy ý kiến xem biểu dưới đây:

Hà Tĩnh lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Tổ chức thực hiện

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu triển khai, tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo Kế hoạch;

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các sở: Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, nông nghiệp và phát triển nông thôn thành lập Tổ Công tác giúp việc triển khai thực hiện kế hoạch; tổng hợp kết quả tham gia ý kiến của Nhân dân trên địa bàn (theo nhóm đối tượng tại điểm 2.1, mục II); tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm bảo chất lượng, thời gian quy định.

Các sở, ban, ngành tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và tổng hợp gửi kết quả về Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng thời gian kế hoạch. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện và tổng hợp, xây dựng báo cáo đúng nội dung, thời gian quy định.

Thường trực HĐND và UBND cấp huyện phổ biến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) qua các phương tiện thông tin như: Hệ thống truyền thanh cơ sở, đài phát thanh cấp huyện hoặc tiến hành hội nghị, hội thảo tại thôn, khối phố, đến xã, phường, thị trấn hoặc khu vực tại địa phương để các cơ quan, tổ chức và Nhân dân có điều kiện tiếp cận nội dung và tích cực nghiên cứu tham gia đóng góp ý kiến;

Tổ chức thực hiện Kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại địa phương đến từng xã, phường, thị trấn và chỉ đạo cấp xã lấy ý kiến đến tận Nhân dân trên địa bàn; bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện việc lấy kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại địa phương;

UBND các huyện, thành phố, thị xã tổng hợp ý kiến đóng góp của Nhân dân, cơ quan, tổ chức báo cáo kết quả (theo mâu ban hành kèm theo Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ), gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường chậm nhất trước ngày 10/3/2023.

Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phổ biến, tuyên truyền kế hoạch của UBND tỉnh trên các chương trình phát sóng; đăng tải nội dung dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), kế hoạch của UBND tỉnh trên các số báo phát hành.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi đến đoàn viên, hội viên và Nhân dân; tổng hợp kết quả lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường chậm nhất trước ngày 10/3/2023.

TOÀN VĂN DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI SỬA ĐỔI MỜI XEM TẠI ĐÂY.

Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, Thường trực HĐND và UBND cấp huyện gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường chậm nhất trước ngày 10/3/2023.

Chủ đề Lấy ý kiến nhân dân

Đọc thêm

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành chính quyền, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Những mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Thủ tướng Nga bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Nga bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kết thúc tình trạng phân tán trong phong trào cách mạng, mở ra một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất, thống nhất toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh vì tự do, hạnh phúc.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Phát huy cao tinh thần dân chủ, đoàn kết, quyết tâm thực hiện bứt phá các nhiệm vụ năm 2025

Phát huy cao tinh thần dân chủ, đoàn kết, quyết tâm thực hiện bứt phá các nhiệm vụ năm 2025

Nhiệm vụ trong thời gian tới và trong năm 2025 nặng nề và đầy áp lực, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng mong muốn cả hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là người đứng đầu phải thể hiện quyết tâm cao; phát huy cao tinh thần dân chủ, đoàn kết, đóng góp vào kết quả chung của các địa phương, của tỉnh.