Nhìn lại kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIV: Trách nhiệm và đồng thuận

Chiều 29/7, sau 8 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, kỳ họp thứ Nhất - kỳ họp mở đầu của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đã thành công tốt đẹp. Với tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu Quốc hội đã tích cực, chủ động trong xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

nhin lai ky hop thu nhat quoc hoi khoa xiv trach nhiem va dong thuan

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. (Ảnh: Hoàng Long).

Kỳ họp mở đầu của một nhiệm kỳ mới có ý nghĩa quyết định đến giai đoạn phát triển sắp tới của đất nước, bởi công tác cán bộ là “then chốt của then chốt”, nhất là việc bầu và phê chuẩn lãnh đạo cấp cao.

Theo đó, công tác nhân sự tại kỳ họp được thực hiện đúng quy định của pháp luật, triển khai chặt chẽ, phát huy tinh thần trách nhiệm, dân chủ của đại biểu Quốc hội, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng.

Với tinh thần trách nhiệm, dân chủ, thẳng thắn, Quốc hội đã bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán nhà nước; bầu Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; bầu Thủ tướng Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước bầu Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.

Sau khi được Quốc hội bầu, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã thực hiện thủ tục tuyên thệ, thể hiện cam kết mạnh mẽ quyết tâm hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Các đồng chí lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã khẳng định trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với tư cách là những người được nhân dân ủy thác thực hiện quyền quản lý, điều hành đất nước, cam kết trung thành tuyệt đối với Hiến pháp, với Nhân dân và Tổ quốc, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.

Nghi lễ tuyên thệ được tổ chức trang trọng tại Quốc hội, cùng với những hình tượng trong lịch sử quốc gia và thế giới đưa Diễn đàn cao nhất của người đại biểu nhân dân trở lại với truyền thống và giá trị phổ quát của nhân loại. Quan trọng hơn, những thông điệp của các nhà lãnh đạo phát đi từ Hội trường Diên hồng đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc để củng cố lòng tin của người dân, tạo nền tảng quan trọng cho việc huy động sức mạnh toàn dân cùng chung ý chí xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cùng với việc kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016.

Tại Kỳ họp, Quốc hội đã thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2016, các giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2016.

Với trách nhiệm trước đồng bào, cử tri cả nước, mọi vấn đề quốc kế dân sinh đã được các đại biểu thảo luận, cho ý kiến sát với thực tiễn và nhấn mạnh, không nên đặt mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá mà phải quan tâm đến chất lượng tăng trưởng; thực hiện hiệu quả tái cơ cấu kinh tế gắn với hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, có như vậy mới bảo đảm cho sự phát triển bền vững của Đất nước.

Bên cạnh đó, từ thảm họa của Formosa, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại trước tình trạng ô nhiễm môi trường ở công trình, dự án đầu tư, nhất là những công trình, dự án ven sông, ven biển; đồng thời đề nghị, Chính phủ rà soát các dự án có thể gây ô nhiễm môi trường để xử lý nghiêm. Đây cũng chính là thông điệp của Thủ tướng Chính phủ trong bài phát biểu nhậm chức không vì kinh tế mà đánh đổi môi trường.

Tuyên thệ và hành động, nói đi đôi với làm, mọi cử tri và mỗi một người dân tin tưởng và kỳ vọng vào đội ngũ lãnh đạo mới của Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ sẽ có những đột phá mới trong chỉ đạo, điều hành và lãnh đạo đất nước; mở ra một thời kỳ mới đưa nước ta tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc trong giai đoạn hội nhập và phát triển sâu rộng.

Theo VOV

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp

Kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vào sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí ngay kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy; hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính địa phương.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên dương 11 điển hình học và làm theo Bác

Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên dương 11 điển hình học và làm theo Bác

Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã tuyên dương, khen thưởng 3 tập thể, 8 cá nhân có thành tích xuất sắc.
Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.