Chớ ăn thịt đông theo 4 cách kẻo rước bệnh vào người

Thịt nấu đông (hay còn gọi là thịt đông) là món ăn quen thuộc trong mâm cơm Tết cổ truyền của người Việt, nhất là của các gia đình Bắc Bộ.

Những nồi thịt đông với nguyên liệu đơn giản như thịt, chân giò, tai, bì của lợn hoặc thịt gà, ngan được ninh nhừ, hòa quyện với nhau trở thành món ăn nguội hấp dẫn mỗi khi Tết đến, xuân về.

Chớ ăn thịt đông theo 4 cách kẻo rước bệnh vào người

Tuy ngon miệng nhưng thịt đông lại là món ăn có chứa những thành phần giàu các chất cholesterol xấu, khiến người ăn dễ tăng cân.

Vậy thịt đông phải ăn như thế nào để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình, hãy cùng xem những lưu ý dưới đây.

Hạn chế ăn cùng với bánh chưng, cơm trắng

Cơm trắng và bánh chưng là những nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột, trong khi thịt đông chứa nhiều chất béo và đạm. Khi kết hợp chúng với nhau sẽ tạo cảm giác nhanh ngấy, thậm chí đầy bụng khi ăn.

Không những thế, việc tiếp nhận dồn dập quá nhiều các chất dinh dưỡng vào cơ thể một lúc cũng gia tăng khả năng bị tăng cân nhanh chóng sau dịp Tết.

Chớ ăn thịt đông theo 4 cách kẻo rước bệnh vào người

Nên kết hợp cùng hoa quả

Nếu ăn quá nhiều thịt đông, bạn cần ăn thêm một số loại trái cây sau bữa cơm. Đây là phương pháp làm hạn chế được lượng chất béo nạp vào cơ thể.

Một số loại hoa quả như đu đủ, mận, táo đều chứa nhiều chất xơ, vitamin C và axit tự nhiên giúp quá trình chuyển hóa chất béo và protein trong thức ăn được thúc đẩy nhanh chóng.

Bên cạnh đó, khi dùng thịt đông bạn cũng nên bảo quản cẩn thận trong ngăn mát tủ lạnh, nên chia chúng thành từng phần nhỏ để tránh bị ôi thiu, gây ngộ độc thực phẩm.

Chớ ăn thịt đông theo 4 cách kẻo rước bệnh vào người

Ăn cùng dưa hành, rau củ

Thịt đông và dưa hành chính là “cạ cứng”, luôn được mọi người nhắc đến cùng nhau. Thịt đông là món ăn béo ngậy nên dễ ngán. Chính vì thế, bạn nên ăn thịt đông cùng dưa hành để làm giảm độ ngán. Không chỉ vậy, ăn dưa hành cùng thịt đông còn giúp cơ thể tiêu hóa thịt dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn thịt đông kèm các loại rau xanh để tăng cường vitamin cho cơ thể, cũng như hạn chế việc nạp quá nhiều chất đạm vào cơ thể.

Chớ ăn thịt đông theo 4 cách kẻo rước bệnh vào người

Không ăn thịt đông để lâu ngày

Nhiều gia đình có thói quen nấu thịt đông từ trước Tết vài hôm và bảo quản trong tủ lạnh ăn dần trong Tết. Điều này hoàn toàn bình thường nếu biết cách bảo quản đúng và sử dụng trong vòng 5-7 ngày.

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, không ít người lấy thịt đông ra để thưởng thức nhưng lại để bên ngoài quá lâu, thậm chí cả ngày trên mâm cơm.

Điều này khiến món ăn dễ bị vi khuẩn tấn công gây ôi thiu dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa khi ăn, thậm chí gây ngộ độc.

Theo Dân trí

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Dầu ăn nào tốt nhất cho sức khỏe?

Dầu ăn nào tốt nhất cho sức khỏe?

Dầu ôliu nguyên chất được nghiên cứu kỹ và có nhiều bằng chứng nhất về lợi ích sức khỏe, dầu bơ và các loại dầu thực vật giàu oleic cũng là lựa chọn lành mạnh.
Để trẻ chịu trách nhiệm cho việc mình làm

Để trẻ chịu trách nhiệm cho việc mình làm

Thay vì vội vàng phủ nhận nhận thức của trẻ bằng câu nói “biết gì đâu”, có lẽ người lớn nên dành thời gian để giải thích cho trẻ, giúp trẻ nhận ra đâu là đúng, đâu là sai và cần chịu trách nhiệm cho những việc mình đã làm.
7 thực phẩm tưởng 'lành mạnh' lại gây tăng cân

7 thực phẩm tưởng 'lành mạnh' lại gây tăng cân

Nhiều thực phẩm được gắn mác 'lành mạnh' thường khiến bạn yên tâm thưởng thức mà không lo tăng cân. Thế nhưng, nếu không để ý đến thành phần và khẩu phần, những thực phẩm này có thể âm thầm góp phần gây tăng cân ngoài ý muốn.
"Sỏi im lặng" âm thầm gây biến chứng nặng

"Sỏi im lặng" âm thầm gây biến chứng nặng

Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến, có thể gây đau đớn dữ dội song một số sỏi nhỏ hoặc nằm yên trong đường tiết niệu không gây triệu chứng rõ ràng, được gọi là "sỏi im lặng".