Beipanjiang hay Bắc Bàn Giang, cao 565m, dài 1341m, với 4 làn xe lưu thông, kết nối giữa hai tỉnh Quý Châu và Vân Nam, trở thành cây cầu cao nhất thế giới. Cây cầu do đội ngũ các kỹ sư người Trung Quốc thiết kế, giúp các phương tiện lưu thông qua sông Bắc Bàn. Tổng chi phí xây dựng lên tới 120 triệu bảng Anh.
Cầu cao nhất thế giới nằm vắt ngang qua hẻm núi
Cầu gồm 4 làn xe lưu thông
Bắc ngang qua hẻm núi sâu, cầu Beipanjiang được xây dựng ở độ cao gần gấp đôi so với tòa nhà The Shard cao 95 tầng ở London. Đội ngũ kỹ sư và công nhân xây dựng mất hơn 3 năm để hoàn tất công trình. Beipanjiang là một phần của đường cao tốc Hangrui, nối liền Hàng Châu – thành phố thuộc miền nam Trung Quốc với thành phố Thụy Lệ thuộc biên giới Trung Quốc – Myanmar.
Cầu đang nắm giữ kỷ lục cao nhất thế giới
Trước đó, cầu Beipanjiang từng bị nhầm lẫn với một cây cầu khác cùng tên nằm tại đường cao tốc Quanxing, nằm ở độ cao 363m, thông xe năm 2003.
Cận cảnh 4 làn xe
Theo dự kiến, cây cầu giúp người lưu thông rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố Liupanshui và Xuianwei từ 5 giờ đồng hồ xuống 2 tiếng đi xe. Hiện Trung Quốc vẫn đang nắm giữ kỷ lục của hai cây cầu cao thứ 2 và thứ 3 thế giới, bao gồm cầu Jinshajiang và cầu Sidu. Điều này cho thấy, hiện các dự án tham vọng về những cây cầu cao nhất thế giới hầu hết đều đặt tại tỉnh miền núi xa xôi của Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đang nắm giữ hàng loạt các kỷ lục về cầu cao nhất thế giới
Cầu lưu thông giúp các phương tiện rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố, từ 5 tiếng xuống 2 tiếng
Top các cây cầu cao nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại:
Cầu Beipanjiang, Trung Quốc (năm 2016)
Cầu Jinshajiang, Trung Quốc
Cầu Sidu, Trung Quốc (năm 2009)
Cầu Puli, Trung Quốc (năm 2015)
Cầu Yachi, Trung Quốc (năm 2016)
Cầu Qingshuihe, Trung Quốc (năm 2016)
Cầu Hegigio Gorge Pipeline, Papua New Guinea (năm 2005)
Cầu Baluarte, Mexico (năm 2013)
Cầu Balinghe, Trung Quốc (năm 2009)
Cầu Beipanjiang, Guanxing, Trung Quốc (năm 2003).