Tình hữu nghị giữa Liên Xô - Việt Nam trước đây, Việt Nam - Liên bang Nga ngày nay được khơi nguồn từ Cách mạng Tháng Mười Nga, tiếp tục phát triển theo dòng lịch sử, mãi mãi là tài sản vô giá của hai dân tộc.
Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Một mùa thu lại về. Trong rực rỡ cờ hoa đón chào Quốc khánh, muôn triệu trái tim người Việt lại rưng rưng hướng về Thủ đô Hà Nội, nơi cách đây 79 năm, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Những bài học quý báu của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta, Nhân dân ta phát huy, vận dụng sáng tạo làm nên những thành quả vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
9 ngày trước khi về với “thế giới người hiền”, ngày 25/8/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bức thư trả lời Tổng thống Mỹ Níchxơn. Thư có bố cục chặt chẽ, lời lẽ có lúc nhã nhặn, có lúc đanh thép, nhưng trên hết là gợi mở giải pháp cho một Việt Nam hòa bình.
Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh, sáng 30/8, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những nội dung, bài học qua 55 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn còn nguyên giá trị và tiếp tục phát huy trong giai đoạn cách mạng mới.
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 27/7/2024, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.
Sau 3 năm triển khai Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp, tạo đột phá trong thực hiện nhiệm vụ.
Nhìn lại lịch sử dân tộc, đã có hàng triệu cuộc rời xa đất nước, ra đi tìm sự giải mã cho ẩn số lịch sử, ẩn số cuộc đời. Trong số các cuộc ra đi như vậy trong lịch sử hiện đại, tiêu biểu nhất là cuộc ra đi vì đại nghĩa cứu nước, cứu dân của Nguyễn Tất Thành ngày 5-6-1911, để lại dấu ấn định hình lịch sử cho Việt Nam và cho nhân loại trong thế kỷ XX, đặt tiền đề định hướng khát vọng dân tộc bước sang thế kỷ XXI.
Học và làm theo Bác không phải ở những điều cao xa mà ngay từ chính trong mỗi hành động, suy nghĩ, việc làm hằng ngày của mỗi người. Đó cũng là hành động thiết thực, món quà ý nghĩa nhất hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Người.
Trong không khí trang nghiêm, trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.
Bám sát thực tiễn, gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện nhiệm vụ chính trị, BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh xây dựng các mũi đột phá trong nhiệm kỳ 2020-2025 và xác định rõ chủ đề từng năm, đồng thời tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, cách làm bài bản, sáng tạo.
Học Bác không phải ở đâu xa mà chính từ những đức tính tốt đẹp, gần gũi, giản dị của Người. Đối với Hà Tĩnh, trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã chú trọng nhân rộng những mô hình hay, tấm gương sáng, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.
“Ta nghe như vang tiếng Bác Hồ dậy từ non sông/ Rạo rực sao hôm nay, Bác vui với hội toàn dân” - câu hát trong ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà được cất lên trong giai điệu hào hùng của khúc khải hoàn mừng non sông thống nhất.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người thầy đầu tiên dẫn dắt đồng chí Trần Phú đi theo con đường cách mạng vô sản. Chính người thầy vĩ đại Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người phát hiện và giúp đỡ đồng chí Trần Phú trong suốt quá trình hoạt động, phấn đấu trở thành người cộng sản ưu tú, nhà lý luận xuất sắc, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta.
Hai người con nằm lại nơi chiến trường - nỗi đau ấy mãi mãi đeo đẳng trong tâm can người mẹ liệt sỹ Nguyễn Thị Liên (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Biến đau thương thành hành động, mẹ đã dành cả cuộc đời mình cho cách mạng, đóng góp xây dựng quê hương.
Mong mỏi thiết tha nhất của Bác Hồ là Hà Tĩnh phải nổi bật lên, có thể nổi bật lên ở phương diện con người, trước hết là người cán bộ, người lãnh đạo, vì con người Hà Tĩnh vốn đã có tố chất...
Ít có vị đứng đầu Nhà nước nào như Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi khi tết đến, xuân về đều có thơ chúc tết, mừng xuân. Đọc những bài thơ chúc tết, mừng xuân của Bác Hồ trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc, ta luôn thấy thiêng liêng, tự hào.
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ở tuổi thanh xuân đã quyết định xuất dương tìm đường cứu nước. Mùa xuân 1919, Nguyễn Ái Quốc vào Đảng xã hội Pháp, tiếp đó - năm 1920, Nguyễn Ái Quốc là người đồng sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, là chiến sĩ cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Ngày 3/2/1960, tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, nhằm khẳng định sự vĩ đại của Đảng; qua đó giáo dục, khích lệ tinh thần phấn đấu, vươn lên của cán bộ, đảng viên. Đạo đức mà Người nói ở đây là đạo đức cách mạng.
Khi những cành đào vừa hé nụ, từng chồi non tơ thức dậy, ấy là khi xuân đã về, mang sức sống đến cho đất trời và vạn vật. Màu hoa xuân hòa cùng màu cờ đỏ thắm tươi trải khắp non sông. Với người Việt Nam, ý niệm về mùa xuân luôn gắn liền với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quán triệt sâu sắc những bài học về chuẩn bị cán bộ cho thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có những bước phát triển quan trọng về công tác cán bộ.
Sáng 18-1, tại xã Tân Thái (Đại Từ), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ khởi công công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Sau nhà văn Nam Cao và Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tên tuổi mới đến với tôi - đó là Đại thi hào Nguyễn Du, như là đích đến và là hạnh phúc lớn trên chặng cuối hành trình nghề nghiệp của mình, trong trọn vẹn thập niên thứ hai thế kỷ XXI...
Năm 2023, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp các địa phương, đơn vị tổ chức cho hơn 1.200 đại biểu thăm quân, dân trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1; đăng tải hơn 10.000 tin, bài, phóng sự trên báo, đài Trung ương và địa phương tuyên truyền về các hoạt động của đơn vị.