Thiện chí hòa bình trong bức thư cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Níchxơn

(Baohatinh.vn) - 9 ngày trước khi về với “thế giới người hiền”, ngày 25/8/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bức thư trả lời Tổng thống Mỹ Níchxơn. Thư có bố cục chặt chẽ, lời lẽ có lúc nhã nhặn, có lúc đanh thép, nhưng trên hết là gợi mở giải pháp cho một Việt Nam hòa bình.

Bức thư gửi Níchxơn của Người chỉ hơn 400 chữ nhưng đã có tới 4 lần từ “hòa bình” được sử dụng trong các diễn đạt khác nhau. Có khi Người nêu rõ: “Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất yêu chuộng hoà bình, một nền hoà bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự”; có khi Người lại đặt nguyện vọng của dân tộc Việt Nam trong “nguyện vọng hoà bình của nhân dân thế giới”; cũng có khi, Người lập luận rất chặt chẽ, đanh thép, có ràng buộc về điều kiện: “Trong thư, Ngài bày tỏ lòng mong muốn hành động cho một nền hoà bình công bằng. Muốn vậy, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và của dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài”.

480-1707124595.jpg
Bìa cuốn sách “Một con người, một con đường và một lịch sử: HỒ CHÍ MINH - THƯ GỬI NƯỚC MỸ”. (Nguồn: Báo Nhân Dân).

Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc. Người cùng với Đảng ta đã đề ra đường lối chiến tranh rất khoa học, đúng đắn, đưa cách mạng Việt Nam giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, dù trước những kẻ thù có vũ khí tối tân là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhưng, trong tư tưởng của Người, chiến tranh chỉ là giải pháp tình thế. Điều này rất nhất quán trong Người từ ngày tham gia hoạt động cách mạng cho đến khi là lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.

Người luôn nỗ lực trong các hoạt động ngoại giao để hướng tới thiết lập một nền hòa bình ở Việt Nam, hướng tới một thế giới hòa bình. Đối với Người, ngay cả khi bắt buộc phải tiến hành các biện pháp chiến tranh vì không còn lựa chọn nào khác, Người vẫn tìm mọi cách để cứu vãn hòa bình. Điều đó được thể hiện trong rất nhiều hình thức như các hoạt động ngoại giao, trả lời phỏng vấn báo chí, những bức thư gửi chính phủ, đích thân những người đứng đầu và nhân dân nước Pháp, Mỹ thời ấy…

Trong bức thư cuối cùng Người gửi Níchxơn năm 1969, ngay từ mở đầu, Người lên án phía Mỹ đã gây ra tội ác với Nhân dân Việt Nam: “Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chà đạp lên các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, đến nay vẫn kéo dài ở miền Nam Việt Nam. Mỹ vẫn đẩy mạnh các cuộc hành quân càn quét, tăng cường các cuộc đánh phá bằng máy bay B.52 và chất độc hoá học, gây thêm nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam”.

Người tiếp tục phân tích tính chất vô nghĩa của của chiến tranh mà Mỹ áp dụng tại Việt Nam: “Chiến tranh kéo dài làm cho nước Mỹ càng hao người tốn của. Tôi vô cùng công phẫn trước những tổn thất và tàn phá do quân Mỹ gây ra cho nhân dân và đất nước chúng tôi; tôi cũng rất xúc động thấy ngày càng có nhiều thanh niên Mỹ chết vô ích ở Việt Nam vì chính sách của nhà cầm quyền Mỹ”.

z5783933293081_1614ae62ff13444d43e4ebeffafb56f7.jpg
Bức thư gửi Tống thống Mỹ (Ảnh chụp từ sách "Một con người, một con đường và một lịch sử: HỒ CHÍ MINH - THƯ GỬI NƯỚC MỸ").

Bằng một trái tim yêu chuộng hòa bình và sự tỉnh táo của một thiên tài chính luận, trước khi “ràng buộc phía Mỹ”, Người đưa ra khẳng định: “Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất yêu chuộng hoà bình” nhưng phải là “một nền hoà bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự”. Để rồi, ngay sau diễn đạt ấy, Người lập luận: “Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ, để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình. Giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là cơ sở hợp tình hợp lý để giải quyết vấn đề Việt Nam, giải pháp đó đã được nhân dân thế giới đồng tình và ủng hộ”.

Để kết thúc cho luận điểm bày tỏ với Tổng thống Mỹ, Người đi đến khẳng định dứt khoát: “Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam”.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đòi công bằng cho dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất nhiều lần bày tỏ những thiện chí như trên để chuyển tới Tổng thống Mỹ, nhân dân Mỹ, trước đó là Chính phủ và nhân dân Pháp. Người luôn nêu rõ mong muốn về chấm dứt chiến tranh, thiết lập một nền hòa bình cho quốc gia Việt Nam.

Trong “Thư gửi nhân dân Mỹ” vào ngày 23/12/1966, Người viết những câu mở đầu rất thấm đẫm tính nhân văn: “Nhân dịp năm mới, tôi thân ái gửi đến nhân dân Mỹ lời chúc mừng hòa bình và hạnh phúc”. Người viết tiếp: “Nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ đáng lẽ cùng sống trong hòa bình và hữu nghị. Song Chính phủ Mỹ đã ngang nhiên phái hơn 40 vạn quân với hàng nghìn máy bay, hàng trăm tàu chiến đến xâm lược Việt Nam” (*).

Trở lại với Bức thư gửi Níchxơn vào năm 1969, dẫu không dài nhưng phần nào đó giúp chúng ta nhận thấy rõ tầm vóc của một con người bình dị mà vĩ đại, một tư tưởng nhất quán về hòa bình. Chính con người ấy là hiện thân của dân tộc, là biểu tượng kết tinh của văn hóa Việt Nam. Tư tưởng của Người về hòa bình là di sản tinh thần vô giá của Đảng, của dân tộc ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta đang vận dụng sáng tạo phương pháp “ngoại giao cây tre” trong quan hệ quốc tế đầy biến động hiện nay.

---------------

(*). Một con người, một con đường và một lịch sử: HỒ CHÍ MINH - THƯ GỬI NƯỚC MỸ”, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2023, tr.58.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Chủ đề BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đọc thêm

"Phép thử"cho các đảng ủy xã, phường mới sau sáp nhập

"Phép thử"cho các đảng ủy xã, phường mới sau sáp nhập

Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp đang đặt ra yêu cầu về đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng, nhất là đảng ủy cấp xã tại Hà Tĩnh để dẫn dắt chính quyền, Nhân dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Trang sử mới, kỳ vọng mới

Trang sử mới, kỳ vọng mới

Một trang sử mới vừa được lật mở trên mảnh đất Hà Tĩnh khi sáng nay, cùng với cả nước, tỉnh long trọng tổ chức lễ công bố các quyết định thành lập bộ máy hành chính và tổ chức đảng ở cấp cơ sở.
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thông điệp quan trọng tới Nhân dân cả nước

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thông điệp quan trọng tới Nhân dân cả nước

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại TP Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng 30/6, tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã diễn ra lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Dưới đây là danh sách bí thư 34 tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Hà Tĩnh tổng kết 10 năm Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Hà Tĩnh tổng kết 10 năm Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Chiều 25/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vinh danh gương điển hình tiên tiến, trao giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm về Hồ Chí Minh.
Lan tỏa tinh thần học Bác trên các lĩnh vực

Lan tỏa tinh thần học Bác trên các lĩnh vực

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng - an ninh.
Học và làm theo Bác - động lực tinh thần phát triển chặng đường mới

Học và làm theo Bác - động lực tinh thần trên chặng đường mới

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Hà Tĩnh được triển khai bài bản, quyết liệt, thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét, có nhiều đổi mới và đi vào chiều sâu. Qua đó, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, chính quyền và đời sống xã hội.
Một góc TP Hà Tĩnh hôm nay nhìn từ trên cao.

Hà Tĩnh in dấu chân Người

Trước khi vượt trùng dương bôn ba khắp năm châu, bốn biển tìm đường cứu nước, Bác Hồ kính yêu đã đặt chân đến nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Hà Tĩnh là một trong những vùng đất đã từng lưu dấu hình ảnh của Người lúc thuở thiếu thời.