Ảnh đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ba Đình

Ngoài lo việc nước, Hồ Chủ tịch thường cùng cảnh vệ cuốc đất trồng rau, nuôi cá, chăm cây vú sữa đồng bào miền Nam tặng.

1.jpg
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đang triển lãm nhiều ảnh tư liệu về Hồ Chủ tịch sau 55 năm ngày Bác ra đi (2/9/1969- 2/9/2024). Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc lâu nhất, 15 năm từ ngày 19/12/1954 đến 2/9/1969. Trong ảnh, Hồ Chủ tịch làm việc tại nhà 54 - nơi gắn bó từ năm 1954 đến 1958. Hồi ức ông Vũ Kỳ, thư ký riêng 24 năm kể rằng trở về Hà Nội lần thứ hai sau kháng chiến chống Pháp, Hồ Chủ tịch không ở Dinh toàn quyền cũ mà ở ngôi nhà của một thợ điện cũ có ba phòng nhỏ.
2.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh cùng đội công binh xây dựng nhà sàn, tháng 5/1958. Sau bốn năm ở tại nhà 54, Hồ Chủ tịch chuyển sang sinh hoạt và làm việc tại nhà sàn phía đối diện ao cá. Ngôi nhà bằng gỗ hai tầng, mái ngói theo lối nhà sàn của đồng bào Việt Bắc, do kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, nguyên Cục phó Cục Thiết kế kiến trúc thuộc Bộ Giao thông Thủy lợi phụ trách. Đoàn 5 Cục Doanh trại, Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam thi công.
3.jpg
Ngoài gặp gỡ hàng trăm đại biểu trong nước từ các tầng lớp công nhân, nông dân, trí thức, quân đội, đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, bạn bè quốc tế. Ảnh ghi lại Hồ Chủ tịch tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc tại tầng hai nhà sàn, tháng 9/1960.
4.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp đoàn đại biểu đầu tiên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc, tháng 10/1962. Sống cạnh nhau trong khu nhà, hai người thường cùng ăn cơm, bách bộ và bàn công việc, theo hồi ức thư ký Vũ Kỳ.
5.jpg
Ngoài thực hiện đối nội đối ngoại, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ đề ra đường lối kháng chiến cho cách mạng tiến tới thống nhất nước nhà. Ảnh tư liệu ghi lại ngày 28/12/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự hội nghị Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, thông qua quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
6.jpg
Sau giờ làm việc, Bác thường cùng các nhân viên, cán bộ trong Phủ Chủ tịch đi cuốc đất trồng rau, tự tăng gia sản xuất.
7.jpg
Bác chăm cây vú sữa đồng bào miền Nam tặng. Mùa đông đến Bác bện rơm cuốn quanh thân cây để chống giá lạnh của miền Bắc.
8.jpg
Ao cá nằm giữa nhà 54 và nhà sàn là nơi Hồ Chủ tịch thường cho cá ăn sau giờ làm việc cuối chiều, rồi bách bộ xong mới về ăn cơm.
9.jpg
Bác đứng xem các cảnh vệ đánh bắt được con cái nặng 24 kg dưới ao, tháng 5/1969. Theo hồi ký của thư ký Vũ Kỳ, thời gian này sức khỏe Hồ Chủ tịch giảm sút nhưng rất kiên trì luyện tập. Ông Kỳ nhớ dịp sinh nhật Bác ngày 19/5/1969, lúc 5h30 sáng, khi anh em phục vụ đưa các con đến chúc mừng thì thấy ông cụ đang ngồi ở bàn, ném bóng vào cái giỏ đựng giấy ở góc nhà, rất kiên trì, rất cố gắng.
10.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng trẻ nhỏ vui văn nghệ dịp Quốc tế thiếu nhi, tháng 5/1969. Suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, hầu như năm nào Bác cũng gửi thư cho thiếu niên, nhi đồng.
11.jpg
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định bảo quản khu lưu niệm, di tích và các hiện vật tại Phủ chủ tịch. Trong ảnh, ông Vũ Kỳ dặn dò bộ đội sơ tán tài liệu, hiện vật đề phòng bị đánh bom khi Mỹ bắn phá miền Bắc năm 1972.
12.jpg
Các đơn vị bộ đội xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Khu di tích Phủ chủ tịch, năm 1975.
13.jpg
Cán bộ Cục Cảnh vệ - người được cử đến cắt tóc phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh bày biện dụng cụ và thao diễn lại để chụp ảnh làm tư liệu, tháng 3/1976. Sau 55 năm Hồ Chủ tịch đi xa, nhiều hiện vật được bảo quản nguyên trạng: chiếc đồng hồ dừng lại ở 9h47, tờ lịch treo tường để ngày 2/9/1969... Năm 2009, Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt đầu tiên. Tính từ cuối năm 1969 đến hết tháng 6/2024, nơi này đón gần 72,9 triệu lượt đồng bào trong nước và hơn 16,5 triệu lượt khách quốc tế viếng thăm.
vnexpress.net

Chủ đề CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.