Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trích 2 câu trong tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du: “Cửa trời rộng mở đường mây/ Hoa chào ngõ hạnh hương bay dặm phần” , Chủ tịch nước nhấn mạnh, Hà Tĩnh đang đứng trước thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà cần tiếp tục quán triệt và thực hiện sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”.

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Tiếp tục chuyến công tác tại Hà Tĩnh, sáng nay (13/12), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tình hình, kết quả sau một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Lê Văn Thành - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Khánh Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

Về phía Hà Tĩnh có các đồng chí: Ủy viên BCH Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề mở đầu buổi làm việc.

Đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 gắn với phát triển kinh tế - xã hội

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng đã báo cáo với đồng chí Chủ tịch nước và đoàn công tác trung ương về kết quả đạt được sau một năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh.

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng báo cáo tại buổi làm việc

Năm 2021, tỉnh nhà triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, hậu quả thiên tai. Song, được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, giành kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, địa bàn.

Tăng trưởng GRDP đạt 5,02% (xếp thứ 4 khu vực Bắc Trung bộ); sản xuất công nghiệp phục hồi, tăng trưởng. Xuất khẩu đạt 2 tỷ USD (tăng 66,7%); nhập khẩu đạt 3,3 tỷ USD (tăng 50%). Thu ngân sách đạt gần 16 ngàn tỷ đồng, vượt 33,5% dự toán Trung ương giao. Giải ngân vốn đầu tư công đến nay đạt gần 7.800 tỷ đồng, bằng 80% kế hoạch. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thu hút 52 dự án đầu tư, trong đó 51 dự án trong nước tổng vốn đăng ký trên 14.600 tỷ đồng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tiếp tục đạt kết quả tích cực. Đến nay, toàn tỉnh có 171/182 xã đạt chuẩn NTM; 8/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, 2 huyện đang đề xuất Trung ương công nhận đạt chuẩn trong năm 2021.

Cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực. Lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm phát triển toàn diện. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, chất lượng giáo dục đại trà ổn định. Đặc biệt, Hà Tĩnh đã thành lập Quỹ hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học và đã kêu gọi được gần 16 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa; hiện có 101 em được hỗ trợ trong suốt quá trình học đại học. Quốc phòng - an ninh, trật an toàn xã hội được giữ vững.

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cùng các đại biểu trung ương tại buổi làm việc

Tỷ lệ hộ nghèo 3,05%, hộ cận nghèo còn 4,07%. Công tác khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020 được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Từ cuối năm 2020 đến nay, tỉnh đã huy động nguồn lực xã hội hóa xây dựng 41 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão lũ và gần 3.500 nhà ở kiên cố cho các hộ dân với kinh phí xã hội hóa gần 290 tỷ đồng.

Công tác phòng, chống dịch COVID-19 được triển khai linh hoạt, sáng tạo. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn có 1324 ca mắc, 1022 ca điều trị khỏi; tỷ lệ người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 mũi đạt 99% và đủ 2 mũi đạt 58%; đối với trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt trên 50%.

Toàn tỉnh đã tiếp nhận trên 137 tỷ đồng tiền và hiện vật ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Phát động quyên góp, ủng hộ kinh phí và 1.300 tấn lương thực, thực phẩm cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam; hỗ trợ các công dân là con em Hà Tĩnh thuộc đối tượng khó khăn yên tâm ở lại các vùng dịch; đồng thời chủ động đón gần 5 ngàn công dân là thai phụ, học sinh, người lao động về quê.

Tỉnh cũng triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với tổng kinh phí hơn 162 tỷ đồng. Chỉ đạo xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trở về địa phương.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm thường xuyên; tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Nhờ vậy, BCH Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Sau đại hội và bầu cử, kịp thời kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy, bố trí, phân công cán bộ. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng. Chủ động triển khai các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tại buổi làm việc

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 10 nghị quyết về các nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược như: công tác cán bộ, xây dựng tỉnh NTM, tập trung, tích tụ ruộng đất, chuyển đổi số, phát triển doanh nghiệp và nhiều chủ trương quan trọng khác để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Công tác dân vận của hệ thống chính trị; công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; công tác cải cách tư pháp tiếp tục được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh đề nghị Bộ Chính trị sớm đánh giá, sơ kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW (Hội nghị Trung ương 6, khóa 12) về rà soát, sắp xếp, tinh gọn bộ máy; Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; Quy định số 04-QĐ/TW của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy. Đề nghị trung ương quan tâm hỗ trợ nguồn lực để xây dựng Hà Tĩnh thành tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Bí thư Tỉnh ủy cũng mong muốn, Bộ Chính trị cho chủ trương dừng dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê; chỉ đạo giải quyết tồn đọng, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống ổn định cho Nhân dân vùng ảnh hưởng. Đồng thời, đề nghị Trung ương ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng triển khai một số dự án công trình giao thông, hạ tầng cơ sở như: đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đoạn Bãi Vọt - Vũng Áng; quốc lộ 8; quốc lộ 12C; công trình nối dài đê chắn sóng phía Bắc, xây dựng đê chắn sóng phía Tây, khu bến cảng tổng hợp Vũng Áng...

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Toàn cảnh buổi làm việc

Trao đổi tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn công tác của trung ương bày tỏ vui mừng trước những kết quả Hà Tĩnh đạt được trong thời gian qua. Đặc biệt là những kết quả nổi bật về xây dựng NTM; khai thác tối đa lợi thế khu kinh tế ven biển Vũng Áng và thu hút đầu tư.

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục: Đề nghị tỉnh sớm trình Chính phủ quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quá trình phát triển cần xác định rõ quan điểm bảo đảm hài hòa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

Công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 được Hà Tĩnh thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có nhiều chính sách nhân văn trong đón công dân từ các tỉnh phía Nam trở về quê; các chính sách an sinh xã hội; mô hình ngôi nhà trí tuệ - nhà văn hóa cộng đồng...

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho ý kiến về đề xuất của tỉnh liên quan đến điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên nghèo sang thực hiện Dự án Trang trại phong điện HBRE Hà Tĩnh; chương trình xây dựng NTM...

Đại biểu cũng cho ý kiến chi tiết đối với các đề xuất của tỉnh liên quan đến nguồn lực xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM; nguồn lực nâng cấp, cải tạo các tuyến đường; việc dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê; điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030...

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến: Đề nghị MTTQ tỉnh Hà Tĩnh và các tổ chức đoàn thể phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội và giám sát, phản biện đảng viên để đề phòng sai phạm từ xa, khi mới manh nha. Đặc biệt, tỉnh cần tiếp tục quan tâm phát huy thế trận lòng dân vững chắc để tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Tĩnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị quyết liệt, đồng bộ

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, thời gian qua, Hà Tĩnh đã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị quyết liệt, đồng bộ; Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đạt kết quả tương đối toàn diện trên các lĩnh vực; nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch.

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Kinh tế duy trì tăng trưởng khá; văn hóa - xã hội có nhiều điểm sáng; quốc phòng, an ninh được đảm bảo; công tác xây dựng Đảng được chú trọng; huy động hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhà ở kiên cố, nhà văn hóa; cán bộ, đảng viên hăng hái nhiệt tình làm việc có hiệu quả.

Chủ tịch nước đặc biệt đánh giá cao những mô hình văn hóa, các chủ trương tỉnh nhà đã thực hiện từ nguồn lực xã hội hóa mang lại hiệu quả lớn cho Nhân dân như: nhà văn hóa cộng đồng tránh trú bão lũ - ngôi nhà trí tuệ; chủ trương xây dựng nhà ở kiên cố cho người nghèo, người bị ảnh hưởng thiên tai; chính sách nhân văn, hỗ trợ người dân về quê tránh dịch; “Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học”...

Hà Tĩnh có những giá trị, tiềm năng từ truyền thống nhân văn, cách mạng, lợi thế tự nhiên và con người là những nền tảng khó nơi nào có được để cất lên bằng đôi cánh kinh tế và văn hóa cộng với sự đoàn kết, nhất trí, đồng lòng trong Đảng bộ và Nhân dân. Hà Tĩnh đang đứng trước thời cơ và triển vọng lớn chưa bao giờ có như câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du: “Cửa trời rộng mở đường mây/ Hoa chào ngõ hạnh hương bay dặm phần". Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà phải thực hiện bằng được lời dạy, mong muốn, tâm niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên".

Chủ tịch nước đề nghị, trước mắt, tỉnh cần thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu kép phòng chống dịch COVID-19 an toàn, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân và đảm bảo lưu thông, cung ứng hàng hóa trên địa bàn. Tiếp tục nâng cấp đầu tư hệ thống y tế, y tế dự phòng, y tế cơ sở; nỗ lực giảm số ca bệnh nhập viện và tử vong; triển khai tiêm vắc-xin toàn dân theo đúng lộ trình.

Tập trung cao cho công tác an sinh xã hội; đảm bảo phục hồi kinh tế, khôi phục sản xuất một cách khoa học, bài bản, thông suốt, nhất quán và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất; tập trung thu hút nguồn lực đầu tư, nhất là đầu tư vào KKT Vũng Áng. Tỉnh cần tiếp tục triển khai các mục tiêu, chỉ tiêu về giáo dục - đào tạo; có chủ trương hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo học giỏi; chú trọng đào tạo nghề...

Chủ tịch nước yêu cầu, Hà Tĩnh - Nghệ An - Thanh Hóa phải cùng nhau tạo nên 1 cực tăng trưởng mới của cả nước. Để làm được điều đó, tỉnh cần đảm bảo nền tảng phát triển phù hợp; làm tốt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đẩy mạnh chuyển đổi số và áp dụng khoa học công nghệ; quan tâm thu hút đầu tư, phát triển nội lực là then chốt, lâu dài. Phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng nền nông nghiệp đặc trưng của Hà Tĩnh. Đảm bảo môi trường biển, trồng thêm nhiều cây xanh...

Bên cạnh xây dựng NTM, nông thôn kiểu mẫu cần gắn với xây dựng đô thị văn minh sâu rộng hơn, hiệu quả hơn. Củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh.

Chủ tịch nước đề nghị Văn phòng Chính phủ tham mưu nghiên cứu giải quyết các đề xuất của tỉnh trên tinh thần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững.

Phát biểu đáp từ, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng trân trọng cảm ơn tình cảm của Chủ tịch nước và thành viên đoàn dành cho Hà Tĩnh. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nghiêm túc tiếp thu các ý kiến phát biểu và hứa, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn nhưng trên cơ sở nền tảng đã có, đặc biệt là nền tảng về truyền thống văn hóa, tỉnh nhà sẽ nỗ lực vượt qua khó khăn, đáp lại sự mong muốn, kỳ vọng của đồng chí Chủ tịch nước và các thành viên đoàn.

Dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng tỉnh bức ảnh chân dung Bác Hồ; trao tặng 200 triệu đồng cho các gia đình chính sách và hoàn cảnh khó khăn; trao tặng 200 triệu đồng từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí trong đoàn công tác trao tặng tỉnh bức ảnh chân dung Bác Hồ.

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng trao tặng 200 triệu đồng để tỉnh hỗ trợ các gia đình chính sách và hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng tỉnh 200 triệu đồng từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.

Trước buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác đã đến tham quan ngôi nhà trí tuệ - nhà văn hóa cộng đồng tránh trú bão, lũ thôn Phan Chu Trinh ở xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên.

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Chủ tịch nước đã trao tặng thôn Phan Chu Trinh 100 triệu đồng tiền mặt, 1.000 đầu sách và 1 bức tranh lưu niệm. (Ảnh: Danh Cường - Trung tâm Văn hóa truyền thông huyện Cẩm Xuyên).

Chủ tịch nước trích Truyện Kiều để nói về thời cơ, triển vọng lớn chưa bao giờ có của Hà Tĩnh

Cán bộ, Nhân dân thôn Phan Chu Trinh, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) tặng hoa cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: Danh Cường - Trung tâm Văn hóa truyền thông huyện Cẩm Xuyên).

Tin liên quan:

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.