Sáng nay (8/3), sau khi thảo luận, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Pháp lệnh Quản lý thị trường quy định vị trí, chức năng, tổ chức; hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường; cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bảo đảm hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng Quản lý thị trường.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Theo đó, lực lượng quản lý thị trường được tổ chức từ trung ương đến địa phương theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Đây là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2016.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, các quy định trong Pháp lệnh đụng chạm đến quyền tự do sản xuất kinh doanh của công dân được hiến định. Do đó, đề nghị cơ quan liên quan tiếp thu, hoàn thiện trước khi trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.
Trong phần phát biểu thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng phải tăng cường xây dựng lực lượng quản lý thị trường. Trong tình hình thị trường bây giờ vô cùng phức tạp, lực lượng này vừa có chức năng chống gian lận, độc hại, vừa đảm bảo an toàn cho người dân.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị thực hiện từng bước, tiến tới tổng kết nâng lên thành Luật Quản lý thị trường. "Bởi vệ sinh an toàn thực phẩm là từ cánh đồng đến mâm cơm. Trong khi đó ra Quốc hội chất vấn thì ông nông nghiệp bảo ông công thương, ông công thương thì bảo do bà y tế".
Luật như đèn xanh, đèn đỏ và người bấm nút là lực lượng quản lý thị trường. Nếu trái quy định của bộ NN-PTNN, Bộ Công Thương và Bộ Y tế thì không cho lưu thông trên thị trường.
“Ông nông nghiệp bảo chỉ lo ở cánh đồng thôi, còn hàng hóa đó chạy vào chợ thì lại quản lý thị trường nhưng quản lý thị trường muốn xem con gà đó có ăn cái này cái kia không thì lại quay về ông nông nghiệp. Rất cắt khúc. Cho nên phải tiến tới làm luật, chứ không các Bộ lại đổ cho nhau, mà cuối cùng dân chịu trận hết”, Chủ tịch Quốc hội Nguyên Sinh Hùng nhấn mạnh; đồng thời cho rằng hiện có rất nhiều luật liên quan nhưng tình hình vẫn thế; nhiều lực lượng nhưng không mạnh./.
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu thực hiện ngay một số giải pháp nhằm thúc đẩy nền hành chính số và cung cấp dịch vụ công trực tuyến đảm bảo hiệu quả, đồng bộ.
Báo Hà Tĩnh nhận giải thưởng tập thể về quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II giai đoạn 2021-2025.
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là mốc thời gian Hà Tĩnh hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách. Kết quả này là món quà ý nghĩa dâng lên Bác và cũng là một trong những cách mà Hà Tĩnh góp phần hiện thực hóa tâm nguyện của Người: “Dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Sau 4 ngày kêu gọi toàn thể người dân tham gia hiến máu tình nguyện để kịp thời cấp cứu cho bệnh nhân, đến ngày 19/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã nhận được hơn 140 đơn vị máu...
Theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, phải chủ động phòng tránh việc lộ thông tin, tài liệu bí mật Nhà nước, bí mật nội bộ liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu - Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định việc sửa đổi luật lần này nhằm kịp thời thể chế hoá chủ trương của Đảng về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy tòa án; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người, đồng thời nguyện hứa tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Hà Tĩnh ngày càng phát triển.
Trong không khí trang nghiêm, các đảng viên mới nguyện hứa tiếp tục nỗ lực học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng quê hương Vũ Quang (Hà Tĩnh) ngày càng giàu đẹp.
Công an tỉnh Hà Tĩnh đề nghị UBND cấp huyện chỉ đạo các đơn vị chức năng và UBND cấp xã tổ chức các điểm hỗ trợ cố định hoặc lưu động để lấy ý kiến Nhân dân trên ứng dụng VNelD.
Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville rời bến cảng Nhà Rồng, khởi đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước đã trở thành một dấu mốc và bước ngoặt quan trọng đối với cách mạng và dân tộc Việt Nam.
Những thành tựu quan trọng và toàn diện mà Hà Tĩnh đạt được trong thời gian qua là kết quả của sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào thực tiễn, của tinh thần đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tỉnh nhà.
“Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” - di nguyện giản dị mà sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị sau bao năm Người đi xa. Và điều này đang được Hà Tĩnh cụ thể hóa bằng những chủ trương về an sinh xã hội kịp thời, nhân văn.
Nhân kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống BĐBP và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ban Liên lạc truyền thống BĐBP tỉnh Hà Tĩnh – Nghệ An vừa tổ chức gặp mặt nguyên cán bộ lãnh đạo chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Tĩnh – Nghệ An qua các thời kỳ.
Hơn 66 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lớp lớp cán bộ chiến sỹ BĐBP 2 tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đã trải qua những chặng đường gian lao, vất vả nhưng cũng hết sức vẻ vang, lập nên nhiều chiến công hiển hách.
Tình cảm yêu kính Bác Hồ, việc học tập và làm theo Bác từ lâu đã trở thành mạch nguồn thiêng liêng, hun đúc ý chí và hành động của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh.
Cùng với cả nước, Hà Tĩnh có 386 điểm cầu với hơn 35.000 đại biểu tham dự hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát được cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh triển khai quyết liệt, đồng bộ, không chỉ lan tỏa mạnh mẽ thông điệp “không để ai bị bỏ lại phía sau” mà còn góp phần vào công cuộc giảm nghèo bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Nhiều chương trình huy động nguồn lực tiếp tục được triển khai nhằm góp phần cùng tỉnh Hà Tĩnh hoàn thành chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Các địa phương của TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục giữ nhịp nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, đô thị văn minh nhằm tạo nền móng vững chắc cho hành trình phát triển mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là một nhà báo lớn. Người đã cống hiến cho báo chí cách mạng Việt Nam hàng nghìn bài báo có giá trị.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu cần phát huy mạnh mẽ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ về phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số và Đề án 06.
44.000 tỷ đồng sẽ được bổ sung vào dự toán ngân sách trung ương 2025 để chi trả chế độ cho cán bộ, công chức viên chức sau tinh gọn bộ máy, theo Nghị quyết của Quốc hội.
Trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6/2025, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Cử tri và nhân dân kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế một cách toàn diện, tạo nền tảng cho bộ máy Nhà nước thực sự tinh- gọn- mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Tháng 5, trong rưng rưng thương nhớ, muôn bước chân của người con đất Việt lại hành hương về Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) để được thăm quê hương của Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu