Chuôi kiếm bằng vàng ròng 1.300 năm tuổi

Chiếc chuôi kiếm bằng vàng chạm khắc nhiều biểu tượng tinh xảo có thể thuộc về một binh sĩ thời Trung Cổ.

Chuôi kiếm bằng vàng ròng 1.300 năm tuổi

Chiếc chuôi kiếm chạm khắc tinh xảo. Ảnh: Bảo tàng quốc gia Scotland

Chiếc chuôi kiếm bằng vàng có một không hai được một thợ dò kim loại phát hiện gần Blair Drummond, ngôi làng nhỏ hẻo lánh cách Stirling ở miền trung Scotland khoảng 8 km về phía tây bắc, vào năm 2019.

Do chiếc chuôi có niên đại từ đầu thời Trung Cổ và cực kỳ hiếm gặp, người này đã giao nó cho bảo tàng quốc gia Scotland. Kết hợp các biểu tượng Thiên Chúa giáo với sinh vật trong truyền thuyết, vật báu này có giá trị lên tới gần 34.500 USD, Ancient Origins hôm 25/10 đưa tin.

Chiếc chuôi rộng 5,5 cm và nặng 25 g. Các chuyên gia ước tính món đồ được chế tác vào khoảng năm 75. Chuôi là phần loe rộng ở đầu chỗ cầm kiếm để ngăn thanh kiếm trượt khỏi tay.

Ngoài ra, việc thêm chuôi vào cũng cho phép những nhà thiết kế và thợ rèn vũ khí điều chỉnh độ cân bằng của kiếm.

Tiến sĩ Alice Blackwell, quản lý khảo cổ và lịch sử Trung Cổ ở Bảo tàng quốc gia Scotland cho biết phát hiện tương tự chưa bao giờ được tìm thấy ở Anh trước đây. Hiện chưa rõ chuôi kiếm bằng vàng này thuộc về ai cách đây 1.300 năm.

Theo Blackwell, vào thời điểm món đồ ra đời, nước Anh đang trải qua sự giao thoa giữa nhiều phong cách, nghệ thuật và kỹ thuật chế tác khác nhau. Chuôi kiếm có nhiều nét tương đồng với nghệ thuật Anglo-Saxon.

Cặp mắt lồi to và một chiếc mỏ nhô ra từ giữa chuôi kiếm. Các mặt bên của món đồ chạm khắc hình cây thánh giá và một cái cây. Những chuyên gia của bảo tàng cho rằng cặp mắt và chiếc mỏ thuộc về một loài chim săn mồi, tượng trưng cho sự bảo vệ.

Cây thánh giá đại diện cho sự kiện hành quyết còn cái cây nhiều khả năng là cây sự sống, gắn liền với chủ đề hồi sinh và cuộc sống vĩnh cửu. Tất cả chi tiết chỉ ra món đồ được thiết kế cho một binh sĩ Thiên Chúa giáo.

Theo An Khang/VNE (Ancient Origins)

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.