Chuyển máu nhóm A, B thành nhóm O, có thể truyền cho bất kỳ ai

Một nhóm các nhà khoa học đã công bố nghiên cứu có thể giúp 2 người bất kỳ truyền máu cho nhau mà không cần quan tâm đến nhóm máu.

Chuyển máu nhóm A, B thành nhóm O, có thể truyền cho bất kỳ ai

Con người có 4 nhóm máu là: A, B, AB và O. Trong đó, nhóm O được coi là nguồn máu quý nhất vì nó có thể truyền cho cả 3 nhóm máu còn lại.

Mặc dù 40% dân số thế giới có nhóm máu O, nguồn cung máu vẫn bị thiếu hụt, đặc biệt là trong các hoạt động cứu nạn lớn.

Nhưng mới đây, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học British Columbia đã công bố một bước đột phá hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề này. Họ có thể khai thác vi khuẩn trong ruột người để chuyển máu thuộc các nhóm A, B thành máu nhóm O.

Về cơ bản, điều này sẽ giúp 2 người bất kỳ truyền được máu cho nhau mà không cần quan tâm đến nhóm máu của họ nữa.

Nghiên cứu vừa được công bố trong một hội nghị của Hiệp hội Hóa học Mỹ ngày hôm qua (22/8). Trong đó, giáo sư Steve Withers đến từ Đại học British Columbia cho biết một enzyme của vi khuẩn đường ruột có thể chuyển đổi máu nhóm A, B thành máu nhóm O.

Quá trình chuyển đổi này có hiệu suất gấp 30 lần so với phương pháp trước đây, đồng thời vẫn đảm bảo mức chi phí thấp.

Chuyển máu nhóm A, B thành nhóm O, có thể truyền cho bất kỳ ai

Quy tắc truyền máu cơ bản. Ảnh: Redcrossblood

Các nhóm máu được đánh dấu bởi kháng nguyên gắn với nó. Máu nhóm A có kháng nguyên A, nhóm B có kháng nguyên B và nhóm AB có cả 2 kháng nguyên. Trong khi đó, máu nhóm O không có kháng nguyên nào.

Nguyên lý truyền máu là một người không thể nhận máu có kháng nguyên lạ vào cơ thể, bởi hệ thống miễn dịch sẽ tiêu diệt toàn bộ tế bào máu có kháng nguyên lạ, coi chúng như mầm bệnh.

Điều này có nghĩa là máu nhóm AB có cả 2 kháng nguyên sẽ nhận được tất cả các nhóm máu khác, nhưng không thể truyền lại cho bất kỳ nhóm máu nào ngoài AB. Ngược lại, nhóm máu O có thể truyền cho bất kể nhóm máu nào, nhưng chỉ có thể nhận lại từ người có nhóm máu O.

Lý tưởng nhất là chúng ta có thể loại bỏ tất cả các kháng nguyên gắn với tế bào máu, biến tất cả máu thành nhóm O để dự phòng. Điều này từng là mong muốn của các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ.

Năm 1982, một nhóm các nhà nghiên cứu tìm thấy một một enzyme trong hạt cà phê có thể loại bỏ kháng nguyên B và biến máu nhóm B thành máu nhóm O. Thật không may, nó chỉ hoạt động trong các điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt và tỏ ra không hiệu quả.

Năm 2017, một nhóm các nhà khoa học khác cũng có thể tạo ra máu nhóm O bằng cách đưa gen ung thư vào tiền tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, có vẻ như ý tưởng này không an toàn một chút nào và chi phí cho kỹ thuật này cũng rất lớn.

Chuyển máu nhóm A, B thành nhóm O, có thể truyền cho bất kỳ ai

Các nhà khoa học khai thác vi khuẩn trong ruột người để chuyển máu thuộc các nhóm A, B thành máu nhóm O.

"Các nhà khoa học khác đã theo đuổi ý tưởng chuyển đổi máu hiến tặng thành loại phổ biến nhất (nhóm O) trong một thời gian dài, nhưng họ vẫn chưa tìm thấy các enzyme có chọn lọc và hiệu quả, cũng như an toàn và có tính kinh tế", giáo sư Withers cho biết.

Để tìm kiếm được các enzyme tiềm năng hơn, ông và nhóm của mình đã sử dụng một kỹ thuật gọi là metagenomic.

"Với metagenomic, bạn phải thu thập tất cả các sinh vật và trích xuất tất cả DNA của chúng trộn vào với nhau", giáo sư Withers giải thích. "Việc tạo ra một mạng lưới rộng cho phép chúng tôi lấy mẫu các gen của hàng triệu vi sinh vật mà không cần phải nuôi chúng hàng triệu lần riêng lẻ".

Sau đó, giáo sư Withers tìm kiếm các gen mã hóa cho enzyme có thể tách các kháng nguyên A và B khỏi máu. Dò ngược lại một trong số các enzyme này, ông phát hiện nó có trong các vi khuẩn đường ruột của chúng ta.

Enzyme này có thể loại bỏ kháng nguyên A và B khỏi máu hiệu quả gấp 30 so với các báo cáo trước đây. Nó sẽ biến tất cả các nhóm máu A, B thành máu nhóm O. "Kỹ thuật này có thể phá bỏ biên giới của các nguồn cung máu hiện nay, vì máu nhóm O có thể được truyền cho bất kỳ ai", giáo sư Withers nói.

Hiện nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục kiểm tra quá trình chuyển đổi máu trên cơ thể con người, để đảm bảo không có hậu quả ngoài ý muốn nào xảy ra. Họ cũng hướng đến thử nghiệm lâm sàng, trước khi có thể thoải mái truyền máu cho nhau mà không cần nghĩ ngợi, ít nhất là về sự tương hợp của các nhóm máu.

Tin liên quan:
Theo VTV

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.