Chuyện một gia đình say mê bảo tồn di sản dân ca ví, giặm

(Baohatinh.vn) - Ở thôn Tân Học, xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh), nhắc đến gia đình ông Nguyễn Văn Oánh - bà Trần Thị Châu Lệ, ai ai cũng đều cảm mến và trân trọng.

Chuyện một gia đình say mê bảo tồn di sản dân ca ví, giặm

Bà Lệ (thứ 2 từ trái sang) cùng các con tại Ngày hội Đại đoàn kết thôn Tân Học xã Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh

Hai ông bà đã góp sức vào công cuộc giải phóng đất nước, nay đang cùng con cháu gìn giữ đời sống văn hóa ở khu dân cư, đặc biệt là bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh.

Ông Nguyễn Văn Oánh sinh năm 1952, là cựu chiến binh từng xông pha nhiều trận mạc. Về hưu với quân hàm thiếu tá, ông tích cực tham gia việc thôn, làm Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh nhiều năm, gây dựng phong trào từ những ngày thôn mới được thành lập. Bà Trần Thị Châu Lệ, cựu Đại đội trưởng Đại đội 538 - Tổng đội 53 TNXP Hà Tĩnh gia nhập TNXP khi 18 tuổi, từng chiến đấu ở các tuyến đường Quảng Trị, đến năm 1972 thì được điều về làm nhiệm vụ trên tuyến đường 21 ở Hương Khê, giáp Tân Ấp - Quảng Bình.

Hết chiến tranh, bà đi học trung cấp y và về làm tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà cho đến khi nghỉ hưu. Về địa phương, bà cùng chi bộ, cấp ủy thôn gây dựng phong trào. Để tạo động lực cho lớp trẻ, bà tích cực tham gia các cuộc thi, giành nhiều giải ở thôn, xã và thành phố như: “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Tìm hiểu về an toàn giao thông”... Các buổi liên hoan văn nghệ của thôn, xã đều có bà tham gia.

Chuyện một gia đình say mê bảo tồn di sản dân ca ví, giặm

Hai chị em gái Giang - Trang được mẹ truyền cho giọng hát ngọt ngào lẫn niềm đam mê dân ca ví, giặm

Tháng 11/2020, thôn Tân Học tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, đón nhận danh hiệu khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và ra mắt Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh. Hiểu được khả năng và trách nhiệm của các con với xóm làng nên bà gợi ý: “Thôn ta sắp ra mắt câu lạc bộ dân ca ví, giặm, dù biết các con rất bận, mẹ vẫn mong muốn các con cố gắng tham gia. Mẹ tuy già nhưng vẫn sẽ lên sân khấu với cả đội cho khí thế”.

Được mẹ “truyền lửa”, các con gái, con rể của bà liền vào cuộc. Con gái cả - chị Nguyễn Thị Hương Giang - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Mỹ (Lộc Hà), con gái thứ hai - chị Nguyễn Thị Thu Trang - điều dưỡng Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, anh Nguyễn Hồng Sinh (chồng chị Giang) - cán bộ Sở GD&ĐT, dù bận bịu việc trường, việc cơ quan cuối năm nhưng đêm đêm, các anh chị lại cùng mẹ đến hội quán thôn để tập luyện; riêng anh Sinh kiêm luôn MC cho buổi lễ.

Chuyện một gia đình say mê bảo tồn di sản dân ca ví, giặm

Không khí tập luyện các bài dân ca ví, giặm mới luôn sôi nổi trong gia đình bà Lệ

Đứng trong dàn đồng ca với tổ khúc dân ca ví, giặm: “Khúc ca Tân Học quê mình”, cả gia đình bà Lệ ai cũng rạng ngời. Anh Sinh, chị Giang còn hát đối đáp nam nữ bài giặm: “Mời rượu” với giọng ca rất đằm thắm, ngọt ngào.

Chị Trang tham gia tam ca bài ví “Mùa Xuân nhớ Bác trồng cây”. Các thành viên còn lại trong gia đình cổ vũ nhiệt tình. Tấm gương của gia đình bà Lệ đã cuốn hút cả đội văn nghệ thôn, ai cũng say sưa, phấn khích. Tranh thủ những giờ phút hiếm hoi quần tụ sau bữa cơm, cả nhà cùng tập hát, sửa cho nhau từng câu từ, nốt nhạc, giai điệu.

Trong câu chuyện với tôi, ông Oánh kể về các con của mình với giọng tự hào: “Trước đây, cả nhà tôi còn tham gia cuộc thi “Nhà nông đua tài” của xã, cũng sử dụng làn điệu dân ca ví, giặm. Sinh làm đạo diễn, Trang và Giang làm diễn viên. Sinh có năng khiếu và từng là đạo diễn, MC cho các chương trình của xã.

Chuyện một gia đình say mê bảo tồn di sản dân ca ví, giặm

Các gia đình ông bà Trần Thị Châu Lệ

Còn Trang cũng từng làm MC cho chương trình đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của xã. Bận rộn thế nhưng các con tôi đều nuôi các cháu khỏe, dạy các cháu ngoan; cháu Nguyễn Hồng Quân con trai đầu của Sinh - Giang đỗ Đại học Y Hà Nội với số điểm gần 30”.

Một năm mới lại đến và gia đình bà Lệ lại chuẩn bị những làn điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng để cất cao lời ca mừng đón năm 2021 với nhiều dự cảm tốt lành trên quê hương ví, giặm.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Bất giác tôi ôm lồng ngực. Một cảm giác đau nhói sộc lên mũi làm tôi ngồi thụp xuống. Khánh cuống quýt xốc tôi chạy về phòng. Anh chạy ngược nắng, cả khuôn mặt nhuốm đỏ...
Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Con người ta càng lớn tuổi càng hoài niệm quá khứ. Có những thứ không dưng mà cũng khiến lòng ta bùi ngùi thương nhớ, đôi khi đơn giản như gian bếp ngày xưa…
Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Hoa hậu Thanh Thủy - "Mỹ nhân của năm 2024" do độc giả Ngôi Sao bình chọn - có khuôn mặt trái xoan, cao 1,76m, vóc dáng gợi cảm.
Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.