Vợ chồng nhà giáo trẻ ở Hà Tĩnh say mê truyền lửa tình yêu dân ca ví, giặm

(Baohatinh.vn) - 10 năm “về cùng một nhà”, vợ chồng thầy cô giáo Song Toàn - Thu Trang đã hết sức tâm huyết phát triển phong trào dân ca ví, giặm trong trường học cũng như ở CLB Dân ca ví, giặm xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

Video: Vợ chồng Toàn - Trang cùng luyện tập một làn điệu dân ca ví, giặm

Nguyễn Song Toàn (SN 1985) và Phan Thị Thu Trang (SN 1987) gắn bó với nhau từ khi còn học cùng Trường Văn hóa nghệ thuật Nguyễn Du (nay là Trường Văn hóa Nguyễn Du) và nên duyên vợ chồng từ năm 2011.

Thu Trang từ thị trấn Nghèn (Can Lộc) về làm dâu ở xã Kỳ Đồng, là cô giáo phụ trách công tác đoàn đội ở Trường Tiểu học Kỳ Đồng, còn Song Toàn là giáo viên ở Trường THCS xã Kỳ Khang. Tình yêu dân ca ví giặm đã làm cho cuộc sống tinh thần trong gia đình nhỏ luôn hài hòa, hạnh phúc.

Vợ chồng nhà giáo trẻ ở Hà Tĩnh say mê truyền lửa tình yêu dân ca ví, giặm

Thu Trang kể: “Em sinh ra và lớn lên trong lời ru dân ca ví, giặm của mẹ. Mẹ em từng là văn công ở một lâm trường, về hưu, bà là một trong những thành viên tích cực trong phong trào hát dân ca, ví, giặm ở địa phương. Sân khấu các liên hoan dân ca ví, giặm cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên có sự góp mặt của mẹ. Em và chị gái đều chịu ảnh hưởng từ mẹ, học âm nhạc và mê dân ca ví, giặm”.

Lấy chồng cùng có năng khiếu, chuyên môn âm nhạc và đặc biệt cùng chung tình yêu với dân ca ví, giặm nên trong gia đình của Song Toàn - Thu Trang luôn ngân vang những lời ru, điệu ví. Tình yêu đó được cả hai vợ chồng nỗ lực đưa vào trường học với việc dạy cho học sinh các làn điệu, xây dựng các tiết mục dân ca, ví, giặm biểu diễn trong các hoạt động ngoại khóa của nhà trường để học sinh tiếp cận với giá trị văn hóa riêng của quê hương.

Vợ chồng nhà giáo trẻ ở Hà Tĩnh say mê truyền lửa tình yêu dân ca ví, giặm

Đầu năm học 2019-2020, Trường THCS Kỳ Khang ra mắt CLB Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Vợ chồng Trang - Toàn luôn ấp ủ về một mô hình CLB dân ca ví, giặm trong trường học nhưng do nhiều lý do, mãi đến năm học 2019 - 2020 khi Toàn chuyển về Trường THCS Kỳ Khang thì mong muốn đó mới thực hiện được.

“Người dân Kỳ Khang vốn có phong trào hát dân ca ví, giặm nên tôi đã tìm được nhiều nhân tố trong trường học. Bên cạnh đó, lãnh đạo địa phương và nhà trường cũng hết sức quan tâm, hỗ trợ, vì vậy ngay sau khi về trường, tôi đã bắt tay xúc tiến thành lập CLB. Và vợ tôi là người hậu thuẫn đắc lực từ việc viết lời cho các tiết mục dựa trên các làn điệu cổ cho đến lên chương trình, xây dựng kế hoạch chi tiết để ra mắt CLB”, Toàn chia sẻ.

Với 50 thành viên là giáo viên và học sinh nhà trường, đến nay, CLB dân ca, ví, giặm Nghệ Tĩnh của Trường THCS Kỳ Khang vẫn hoạt động đều đặn, góp phần lan tỏa tình yêu dân ca ví, giặm trong đông đảo giáo viên, học sinh nhà trường.

Vợ chồng nhà giáo trẻ ở Hà Tĩnh say mê truyền lửa tình yêu dân ca ví, giặm

Vợ chồng nghệ nhân Song Toàn - Thu Trang tại Liên hoan các CLB dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, toàn tỉnh năm 2020.

Có năng khiếu, chuyên môn và niềm đam mê, vợ chồng trẻ Song Toàn - Thu Trang cũng là những “hạt giống đỏ” trong của CLB Dân ca ví, giặm xã Kỳ Đồng.

Kể từ khi CLB thành lập (năm 2014), dù bận rộn công việc ở trường nhưng vợ chồng Toàn - Trang luôn là những thành viên đi đầu trong tất cả các buổi tập, đảm nhận các vị trí chủ chốt trong những chương trình hội diễn.

Vợ chồng nhà giáo trẻ ở Hà Tĩnh say mê truyền lửa tình yêu dân ca ví, giặm

Tiết mục “Muối thắm nên duyên” của CLB Dân ca ví, giặm xã Kỳ Đồng. Ảnh: Huy Tùng

Ông Lê Khánh Thịnh - Chủ nhiệm CLB Dân ca ví, giặm Kỳ Đồng cho biết: “Để xây dựng, duy trì hoạt động của CLB không hề dễ dàng vì mỗi người một việc, chính vì vậy, CLB đã phát triển đến ngày hôm nay chính là nhờ vào những thành viên nhiệt huyết như vợ chồng Toàn - Trang. Tôi luôn cảm mến anh chị ấy, bởi tuổi còn trẻ nhưng say mê, giữ gìn những làn điệu dân ca ví, giặm...".

Còn Song Toàn chia sẻ: “Một điều đặc biệt là ở huyện Kỳ Anh, hoạt động của các CLB Dân ca ví, giặm ở trường học và địa phương đều nhận được sự quan tâm, động viên thường xuyên của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Đây chính là động lực để chúng tôi tiếp tục cống hiến năng lực, tâm huyết của mình cho việc giữ gìn giá trị văn hóa của quê hương”.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ở Hà Tĩnh đã quan tâm hỗ trợ sinh kế, đào tạo, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người khuyết tật có môi trường làm việc an toàn, thu nhập ổn định; giúp họ tự tin vươn lên, hoà nhập cộng đồng.
Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Hơn 1 nghìn hộ dân ở thị trấn Nghèn mòn mỏi chờ nước sạch

Hơn 1 nghìn hộ dân ở thị trấn Nghèn mòn mỏi chờ nước sạch

Suốt nhiều năm qua, hơn 1 nghìn hộ dân ở các tổ dân phố K130, Vĩnh Phong, Hồng Quang, Hồng Hà, Sơn Thịnh thuộc xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) mòn mỏi chờ nước sạch, mặc dù trên địa bàn có nhiều nhà máy nước đóng chân.